Gặp gỡ người có những cuộc hành trình tri ân thương binh, liệt sĩ trải dài theo đất nước

Cô Hà Thị Hoà Bình (SN 1954) tại Hà Nội đã có những cuộc hành trình tri ân thương binh, liệt sĩ trải dài theo đất nước từ khi nghỉ hưu.
25/07/2022 10:45

Hành trình đi tri ân thương binh, liệt sĩ trải dài theo đất nước

Cô Hoà Bình là cán bộ về hưu đã được 13 năm, trước cô công tác ở Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội. Từ khi về hưu, cô bắt đầu đi hoạt động xã hội như văn hoá, văn nghệ, tri ân liệt sĩ. Hiện tại, cô đang là chủ nhiệm CLB Cựu chiến binh Sóng Hồng, những hoạt động của CLB là tập văn nghệ, đi hát, giao lưu văn hoá nghệ thuật. Ở đâu có sự kiện mời đều có “tiếng hát” của CLB Cựu chiến binh Sóng Hồng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn có các lễ hội đều để lại dấu ấn trong lòng khán giả nơi đó của CLB. Ngoài ra, các cô chú trong CLB còn đi hát ở các đơn vị bộ đội, cơ sở hoạt động từ thiện, thương binh…

Empty

Những nơi cô đã hát không kể hết được khi hoạt động 4 năm tại CLB như: Nghĩa trang Đường Trường Sơn; Nghĩa trang Đường 9; Nghĩa trang Hướng Hoá Khe Xanh; Thành Cổ Quảng Trị; Sông Thạch Hãn; Nghĩa trang Mai Dịch; Nghĩa trang Bắc Trà My; Nghĩa trang Hà Nam; Nghĩa Phú Xuyên; Nghĩa trang Nhổn; Nghĩa trang Ngọc Hồi; Nghĩa trang Kim Sơn; Nghĩa trang Sa Pa; Nghĩa trang Đồng Lộc… nơi đâu có nghĩa trang là có dấu chân và tiếng hát của CLB Cựu chiến binh Sóng Hồng.

Đặc biệt nhất là cách đây 5 năm vào đợt Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017) tại “Hành trình tri ân” cô đã có những thước phim rất quý ở Nghĩa trang Trường Sơn khi cô cất tiếng hát nơi đây.

Empty

Không chỉ vậy cũng vào năm 2017, cô còn dâng trào cảm xúc khi thắp hương tại Nghĩa trang Đồng Lộc trên hành trình đi tri ân của mình. Nhớ lại thời khắc đó, cô kể: “Khi tôi đang đứng giữa Nghĩa trang Đồng Lộc, dù không có trong kịch bản bài hát ‘10 cô gái Đồng Lộc’ nhưng tự nhiên bật ra lời hát ‘10 cô con gái Ngã ba Đồng Lộc / Mở đường cho xe đi tới tiền phương / 10 cô con gái đảm đang / Mang dòng máu nóng thắm tô trang sử anh hùng…’, tôi hát đến đây thì bật khóc”. Rất nhiều máy quay, nhiều người đã lại chỗ có tiếng hát ấy để quay, để xem cô hát, lúc đó cô ngồi trên chiếc xe lăn do bị ngã trước chuyến đi. Đây là hình ảnh vô cùng xúc động lúc bấy giờ khiến ai ở đó cũng bật khóc theo cô.

“Tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên, cuộc đời còn sức, còn có thể đi và cống hiến lời ca tiếng hát đến khi nào hết sức thì thôi. Công việc tri ân này như một trọng trách, một điều gì đó rất linh thiêng, đây là điều mà mình được trao và sẽ thực hiện cho đến mãi về sau”, cô Hoà Bình xúc động chia sẻ.

Empty

Chia sẻ thêm, cô cho biết nhà chồng cô có đến 3 người là liệt sĩ và công cuộc tìm kiếm phần mộ của các liệt sĩ ấy cũng gian nan và vất cả. Đến bây giờ vẫn có một liệt sĩ chưa tìm được thấy mộ. Ngày hôm nay, cô Hoà Bình lại tiếp tục lên đường đi để cất tiếng hát tri ân các anh hùng liệt sĩ tại 9 nghĩa trang trong tỉnh Quảng Trị nhân Kỷ niệm 75 Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7).

Cơ duyên gặp Bác Hồ nhiều lần 

Với truyền thống “con nhà nòi” làm cách mạng, cô cho biết thêm, bà nội của cô ngày xưa cũng nuôi kín một tình báo để phục vụ cho kháng chiến. Ngày Hà Nội bị tạm chiến 9 năm, bà đi kháng chiến về và tổ chức cơ sở nuôi người tình báo đó.

Empty

Bố của cô là Đại tá tình báo Hà Mai, cùng lứa với tình báo Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ và rất nhiều các tình báo vĩ đại khác của Việt Nam. Bố cô là những người làm tình báo đầu tiên, làm công tác huấn luyện, được cử vào trong Cà Mau ngay sau khi cô vừa sinh ra. Đến năm 1955, ông được điều chuyển ra ngoài Bắc khi đã hoàn thành công tác huấn luyện.

Khi Giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất các bác cựu tình báo của Việt Nam đã có buổi tụ họp gặp mặt tại nhà của cô để ôn lại kỷ niệm xưa. Thật tình cờ là người tình báo năm xưa do bà nội của cô nuôi cũng có mặt ở buổi gặp mặt này. Nhà cô có truyền thống theo cách mạng từ bà nội, bố ruột, chồng, em trai, em dâu.

Empty

Ngoài ra, cô kể lại sự tích tên của mình mà khiến cho ai ai cũng tự hào. Ngày 21/7/1954, khi cô đang ở trong bụng mẹ đã được chụp ảnh với Bác Hồ tại cây đa Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang). Khi đó, Bác Hồ hỏi mẹ cô rằng: "Đặt tên con là gì?", mẹ có nói: “Nếu con trai đặt tên là Điện Biên, con gái đặt tên là Hoà Bình”. Ngày hôm sau, cô ra đời vào lúc 5h sáng ngày 22/7/1954 (vào đúng thời gian ký hiệp định Geneva), với cái tên mang ý nghĩa cùng lúc trào đời vào ngày đặc biệt như cho cô thêm nhiều niềm tự hào.

Mẹ cô công tác ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thì cho cô vào trại Nhi đồng miền Nam, lớn lên cùng con em miền Nam. Khi cô được 3 tháng tuổi, mẹ cô gánh thúng từ Tuyên Quang hành quân theo đoàn quân giải phóng Thủ đô. Cô được nuôi dạy ở đó đến hết năm 1964 mới ra ngoài. Tại nơi cô học đã được gặp Bác Hồ đến thăm thường xuyên khi nơi đây nuôi con cán bộ hoạt động cách mạng. Người mặc bộ quần áo nâu cùng chiếc mũ đội đầu thường phát kẹo và hát cùng các nhi đồng trong trường.

Empty

Có một kỷ niệm về Bác Hồ mà cô nhớ mãi. Rằng lần đó năm 1960, khi cô được 6 tuổi, luật sư Loseby (Francis Henry Loseby) là người đã bào chữa cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vụ án năm 1931 ở Hồng Kông (Trung Quốc) và gia đình luật sư cũng đã giúp đỡ Người thoát khỏi sự truy lùng của bọn thực dân. Với mong muốn gặp lại ân nhân của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời gia đình luật sư Loseby thăm Việt Nam một tuần, từ ngày 26/1 đến ngày 3/2/1960, đúng dịp Tết Canh Tý năm 1960.

Cô và hai người nữa được cử đi tặng hoa cho Bác Hồ, xinh tươi, nhanh nhẹn, nên cô được đi đầu. Khi cô dâng hoa lên Bác Hồ, thì Bác Hồ chỉ tay tặng hoa cho người bên cạnh. Cô tặng cho vị luật sư Loseby và quay lại thì được Bác Hồ bế cô lên. Lần đầu tiên, cô được Bác Hồ bế. Kỷ niệm và khoảnh khắc đó cô nhớ mãi không bao giờ quên.

z3588857451121_32f65c65046ef0352383e85e73300b88

Những câu chuyện của cô rất hay và ý nghĩa với cái tên đặc biệt do Bác Hồ đặt, cùng công việc cô đang tri ân các thương binh, liệt sĩ mang đến những cảm xúc khó phai.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer