Gia tăng người dân tiêm vaccine phòng dại sau Tết

Ngày 10/2, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, từ đầu năm 2023 đến nay, phòng tiêm chủng của bệnh viện đã tiếp nhận 99 trường hợp bị chó, mèo cắn đến tiêm phòng dại, trong đó có 56 trường hợp nguy cơ cao phải tiêm huyết thanh dại, chiếm tỷ lệ 56%.
14/02/2023 11:33

Trong khi đó, ngay trong tuần đầu hoạt động trở lại sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC ghi nhận số người dân đến tiêm vaccine phòng dại gia  tăng so với tháng trước Tết.

cho-can-shutterstock-jayp-8324

Bệnh dại rất nguy hiểm (ảnh sưu tầm)

Theo các bác sĩ, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo). Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Khi bị chó, mèo cắn, cào cần: Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục. Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine kịp thời. Người dân tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Người dân đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.

Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

comment Bình luận

largeer