Giác mạc chóp có nguy hiểm không?

Giác mạc chóp (Keratoconus) là tình trạng giác mạc trở nên mỏng hơn và biến dạng thành hình chóp dẫn đến thay đổi độ khúc xạ bất thường.
12/05/2022 16:34

Bệnh lý giác mạc chóp cũng được xem là một kẻ “đánh cắp thị lực thầm lặng” vì tính chất không hồi phục thị lực như Glocom. Bệnh nhân bị giác mạc chóp thường thị lực rất yếu và trong giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị. Vì vậy việc phát hiện sớm giác mạc chóp rất quan trọng để bảo toàn thị lực.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy triệu chứng giai đoạn sớm như thế nào?

- Thay đổi thị lực đột ngột ở một bên mắt

- Biểu hiện nhìn đôi (song thị) khi nhìn bằng MỘT MẮT

- Thị lực suy giảm nhiều

- Xuất hiện những vệt sáng như hào quang, quầng sáng

- Hình ảnh nhòe, như bị lóa sáng

Vậy chẳng mau bị giác mạc chóp thì sẽ được điều trị thế nào?

- Crosslingking: là hướng xử lý cần thiết khi phát hiện giác mạc chóp để giúp tăng bền chặt của các nhu mô giác mạc, giữ cho tình trạng bệnh không tiến triển nặng lên

- Trong giai đoạn đầu của giác mạc hình chóp có thể được điều trị bằng kính gọng hoặc kính áp tròng bình thường

- Giai đoạn nặng hơn bạn cần đeo kính áp tròng thấm khí cứng để cải thiện thị lực

- Nếu tình trạng của bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể cần cấy ghép giác mạc.

- Là một bệnh lý khó điều tri, không hồi phục nên chúng ta cần cảnh giác đi khám phát hiện sớm để bảo toàn thị lực của mình.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2

comment Bình luận

largeer