Hà Nội dừng toàn bộ chuyến xe chở khách đi/đến từ các tỉnh phía Nam từ 0h00 ngày 18/7

Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, để đảm bảo an toàn vận tải, Sở GTVT Hà Nội đã phát đi thông báo, dừng toàn bộ hoạt động chở khách đi và đến các tỉnh phía Nam từ 0h00 ngày 18/7.
18/07/2021 12:37

 

Theo đó, Sở GTVT yêu cầu tạm dừng các chuyến xe vận tải hành khách đi vào phạm vi được áp dụng từ Thừa Thiên Huế trở vào.

Việc tạm dừng các tuyến vận tải từ Hà Nội đi các tỉnh phía Nam thực hiện từ kể từ 0 giờ ngày 18/7/2021, tạm dừng hoạt động vận tải hành khách công cộng đường bộ từ Hà Nội đến 37 tỉnh/thành phố và ngược lại, trong số này có cả 14 tỉnh/thành phố đã tạm dừng hoạt động trước đó vào 7/7.

bx

Xe khách hoạt động tại bến xe Nước Ngầm.

Được biết, 37 tỉnh, thành này bao gồm: Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh thành phía Nam bắt đầu tư Thừa Thiên Huế trở vào.

Yêu cầu tạm dừng hoạt động này không áp dụng với xe khách chở chuyên gia,cán bộ, công nhân viên, người lao động của các cơ quan, khu công nghiệp khu chế xuất.

Đối với 3 tỉnh phía Bắc là Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, đã có thông báo dừng hoạt động vận tải khách cộng công đến Hà Nội của các địa phương này, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải, khai thác bến xe nghiêm túc chấp hành cho đến khi có thông báo mới.

Hoạt động vận tải hành khách từ Hà Nội đi và đến các địa phương trên chỉ được phép trở lại nếu sau 14 ngày liên tiếp không ghi nhận ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng hoặc đến khi có thông báo mới của cơ quan có chức năng. Hà Nội yêu cầu các đơn vị vận tải, khai thác bến xe nghiêm túc chấp hành cho đến khi có thông báo mới.

Hiện, Để đảm bảo lưu thông hàng hoá tới TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cũng đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với các tỉnh phía Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh COVID-19.

Đặc biệt, các đơn vị triển khai các biện pháp lưu thông hàng hóa, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, nhu yếu phẩm, thực phẩm thiết yếu, gây tăng giá làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân. Ngoài ra, các địa phương phải chủ động lên phương án tổ chức "luồng xanh" hàng hóa của tỉnh để triển khai tổ chức giao thông ngay khi có yêu cầu giãn cách.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị liên quan tạo "luồng xanh" ưu tiên phương tiện vận chuyển có thẻ nhận diện phương tiện được đi qua các chốt kiểm soát.

Trong đó, ưu tiên một số loại hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn như nông sản, thực phẩm tươi sống, hàng đông lạnh,… cần được vận chuyển nhanh hơn nữa đến người tiêu dùng.

Do đó, Tổng cục Đường bộ đề nghị các Sở GTVT yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải in bổ sung thêm nhãn "hàng mau hỏng" trên giấy màu vàng, đóng dấu treo của đơn vị.

Thế Anh

comment Bình luận

largeer