Hà Nội ghi nhận 2.766 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 101 trường hợp mắc tay chân miệng trong tuần qua
Trong tuần (từ ngày 13 đến 20/10) toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 2.766 trường hợp tại 30 quận, huyện, thị xã; tăng so với tuần trước (2.601/0). Các địa phương có nhiều bệnh nhân trong tuần, bao gồm: Hà Đông (230 ca), Thanh Oai (202 ca), Phú Xuyên (166 ca), Nam Từ Liêm (159 ca), Đống Đa (149 ca), Chương Mỹ (143 ca), Cầu Giấy (140 ca), Thanh Xuân (133 ca), Hoàng Mai (132 ca).
Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân, bao gồm: Dương Nội, Hà Đông (45 ca); Cao Viên, Thanh Oai (42 ca); Xuân La, Tây Hồ (36 ca); Nhân Chính, Thanh Xuân (33 ca); Yên Hòa, Cầu Giấy; Hoàng Liệt Hoàng Mai; An Khánh, Hoài Đức (32 ca).
(Ảnh: Công an nhân dân)
Trong tuần qua, thành phố cũng ghi nhận 113 ổ dịch tại 24 quận, huyện, thị xã, trong đó Đống Đa có 12 ổ dịch; Bắc Từ Liêm (11 ổ dịch); Đông Anh, Thường Tín (9 ổ dịch); Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Oai, Hoàng Mai (7 ổ dịch); Tây Hồ, Hai Bà Trưng (6 ổ dịch); Nam Từ Liêm (5 ổ dịch); Thanh Trì, Đan Phượng, Phúc Thọ (4 ổ dịch); Mỹ Đức (3 ổ dịch); Gia Lâm, Sóc Sơn, Hoài Đức (2 ổ dịch); Ứng Hòa, Thanh Xuân, Quốc Oai, Sơn Tây, Ba Vì. Mê Linh (1 ổ dịch).
Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 23.314 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 4 ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (7.893/9). Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 572/579 xã, phường, thị trấn. Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân là Hoàng Mai (1.558 ca), Phú Xuyên (1.548 ca), Hà Đông (1.533 ca), Thanh Trì (1.309 ca), Đống Đa (1.252 ca), Thanh Oai (1.230 ca), Cầu Giấy (1.224 ca), Nam Từ Liêm (1.162 ca), Thạch Thất (1.068 ca).
Tổng số ố dịch từ đầu năm đến nay là 1.419. Hiện, còn 239 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã trong đó một số ổ dịch diễn biến phức tạp, ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là Thạch Thất (Phùng Xá 554 ổ dịch, Hữu Bằng 396 ổ dịch); Thanh Oai (thôn Đống, Cao Viên 100 ổ dịch; Phù Lạc, Cao Viên 60; Xuân Dương 31 ổ dịch); Phượng Bãi, Biên Giang, Hà Đông (72 ổ dịch); Phương Canh, Nam Từ Liêm (TDP 4; 26, TDP 5: 30, TDP 3: 23); Phú Xuyên (Tri Trung 68 ổ dịch, thôn Đình 35 ổ dịch), Châu Can 97 ổ dịch, Hoàng Long 56 ổ dịch); Phụng Thượng, Phúc Thọ (42 ổ dịch); Đại Nghĩa, Mỹ Đức (45 ổ dịch).
Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra giám sát tại một số nơi vẫn tiếp tục ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ. Theo quy định, vùng nguy cơ cao có dịch sốt xuất huyết là vùng có chỉ số bọ gậy - BI từ 20 trở lên. Trong khi đó, giám sát công tác phòng, chống sốt xuất huyết trong tuần này cho thấy, tại Đại Nghĩa, Mỹ Đức (BI=30); Hoàng Liệt, Hoàng Mai (BI=25); Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm (BI=30); Đông La, Hoài Đức (BI=80)…
Ngoài ra, trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 101 trường hợp mắc tay chân miệng; số mắc giảm so với tuần trước (190/0). Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hoàng Mai (18); Sóc Sơn (12); Quốc Oai, Mê Linh, Phúc Thọ (7); Đống Đa (6). Cộng dồn từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng số 2.354 trường hợp mắc tay chân miệng; không có ca tử vong; số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2022 (1.547/0). Trong tuần ghi nhận thêm 1 ổ dịch tại quận Hai Bà Trưng, cộng dồn từ đầu năm đến nay thành phố ghi nhận 49 ổ dịch tay chân miệng và hiện còn 2 ổ dịch đang hoạt động.
Trong tuần tới, công tác giám sát phòng, chống sốt xuất huyết tiếp tục được triển khai tại các ổ dịch ở một số quận, huyện: Phú xuyên, Đông Anh, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Chương Mỹ. Tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để dịch lây lan. Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc tay chân miệng, đặc biệt tại các Trạm Y tế, các trường mầm non, mẫu giáo. Tổ chức các hoạt động xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học có bệnh nhân, ổ dịch.
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am