Hà Nội phát triển 29 chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản, thúc đẩy nông nghiệp sạch và bền vững
Tại xã Thượng Lâm (huyện Mỹ Đức), ông Ngô Đức Mạnh là một trong những nông dân tiêu biểu trong việc phát triển mô hình nông nghiệp liên kết. Gia đình ông đã đầu tư đáng kể cho hệ thống xử lý nước, tưới tiết kiệm và trồng các loại cây như ớt, rau ngót, dưa leo, dưa lê, chuối theo quy trình VietGAP. Quá trình canh tác được quản lý chặt chẽ qua việc ghi chép đầy đủ nhật ký chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, giúp đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Nhờ có đầu ra ổn định qua chuỗi liên kết, nông trại của ông Mạnh hiện tạo việc làm cho khoảng 20 – 30 lao động địa phương với mức thu nhập từ 150.000 – 250.000 đồng/người/ngày. Doanh thu hằng năm đạt khoảng 2 – 3 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần so với canh tác lúa truyền thống. Không chỉ chú trọng đến năng suất, ông Mạnh còn đặc biệt quan tâm tới bảo vệ môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học nhằm hạn chế dư lượng hóa chất tồn dư trong đất, nước và sản phẩm.

Phát triển các chuỗi liên kết nông sản an toàn sẽ góp phần khôi phục cũng như thúc đẩy tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Thủ đồ
Không dừng lại ở sản xuất, ông Mạnh còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân địa phương, đặc biệt là các bạn trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp sạch. Các buổi chia sẻ về kỹ thuật canh tác, ghi nhật ký, tiếp cận thị trường đã bước đầu lan tỏa tư duy làm nông hiện đại, chuyên nghiệp và có trách nhiệm.
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, người nông dân Hà Nội ngày càng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, từ quy trình canh tác đến truy xuất nguồn gốc, minh bạch với người tiêu dùng và cơ quan quản lý.
Tại huyện Gia Lâm, Chủ tịch Hội Nông dân Chu Anh Tuấn cho biết, hội viên nông dân luôn nêu cao tinh thần chủ động, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn và bền vững. Nhờ đó, nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh đã được hình thành, tiêu biểu như mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Văn Đức; sản xuất hoa giấy tại xã Phù Đổng; trồng rau thủy canh, nhân cấy cây cảnh và cây văn phòng tại xã Đa Tốn; sản xuất hoa cắt cành ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Lệ Chi. Các mô hình này mang lại thu nhập trung bình từ 400 triệu đến hơn 1 tỷ đồng/ha/năm, khẳng định giá trị kinh tế cao của nông nghiệp công nghệ cao.
Hội Nông dân huyện Gia Lâm cũng đã phát động nhiều phong trào như “Cánh đồng sạch”, thi đua thực hiện “3 nhóm mô hình 10 phần việc”, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh gắn với bảo vệ môi trường. Tính từ năm 2020 đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 94 “Cánh đồng sạch” với diện tích hơn 622 ha, thu hút hơn 4.100 hội viên tham gia. Đồng thời, triển khai 344 mô hình bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu với hơn 8.000 hộ nông dân tham gia.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Đặng Xá, ông Nguyễn Văn Đức cho rằng để tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, chính quyền và các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hội viên xây dựng phương án sản xuất trong nhà lưới, nhà vòm, đồng thời hướng dẫn hoàn thiện thủ tục chứng nhận sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, cần ưu tiên hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các hộ chuyển đổi sang mô hình sản xuất hữu cơ, chất lượng cao.
Hội Nông dân thành phố Hà Nội cũng được đề nghị đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, gắn với chủ đề “Nông dân số – nông nghiệp sạch – môi trường xanh”. Phong trào cần được triển khai cụ thể, thiết thực, hiệu quả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên tham gia chuyển đổi số, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc tổ chức lại sản xuất cần gắn với liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, dựa trên nền tảng hợp tác đa dạng giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, là động lực thúc đẩy sản xuất và đảm bảo lợi ích hài hòa cho các bên tham gia. Quán triệt tinh thần “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, Hà Nội đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững hơn.
Thuý Hiền

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm -
Bio Hope – lan tỏa giá trị sống khỏe từ tự nhiên
Bio - Hope đồng hành cùng sự kiện kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và 12 năm thành lập Tạp chí Sức khỏe cộng đồng.June 23 at 8:53 pm -
Xóa sổ vĩnh viễn Amidan quá phát 5 lần/năm bằng Coblator
Coblator là phương pháp vượt trội, đem đến trải nghiệm cắt amidan ít đau, ít chảy máu, nhanh chóng hồi phục. Câu chuyện của anh L.T.T tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI) là minh chứng điển hình cho hiệu quả của phương pháp này.June 18 at 8:30 am -
Hơn 1 triệu khách hàng thành công thoát mụn - “Con số biết nói” khẳng định chất lượng vượt trội của Phòng khám Da liễu LG
Nhu cầu điều trị mụn bằng phương pháp y khoa an toàn, bài bản ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Tại TP. HCM, Phòng khám Da liễu LG được nhiều người lựa chọn như một điểm đến tin cậy để cải thiện làn da, nhờ quy trình điều trị chuyên sâu, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng hệ thống công nghệ hiện đại.June 17 at 11:58 am