Hai vợ chồng điều dưỡng tình nguyện xung phong vào "tâm dịch"
Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tại TP. Tân An, tỉnh Long An được thiết lập tại Nhà khách của Liên đoàn lao động thuộc tỉnh Long An. Mặt bằng này không phù hợp cho công tác điều trị bệnh nhân, nhưng dù trong bối cảnh này, các y bác sĩ, điều dưỡng nơi đây vẫn thực hiện công tác điều trị bệnh nhân một cách tốt nhất.
Trung tâm này được xây dựng với 3 vị trí để điều trị bệnh nhân hồi sức tích cực nặng, những bệnh nhân ở đây đều được thở máy, lọc máu,... nằm khu vực này, với số lượng bệnh nhân khoảng 50 giường. Một khu dành cho bệnh nhân nhẹ hơn, có bệnh nền thì có từ 80 - 90 giường, còn lại 10 - 20 giường bệnh dành cho bệnh nhân chuẩn bị ra viện. Với diện tích mặt bằng như vậy, chia ra 3 khu sẽ có thuận lợi, với nhân viên như vậy có thể hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân hiệu quả hơn.
159 cán bộ y bác sĩ, điều dưỡng lên đường chống dịch
BS Chuyên khoa 2 Lê Hùng Vương - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đồng thời được bổ nhiệm Phó Giám đốc của Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 từ ngày Trung tâm thành lập.
BS Chuyên khoa 2 Lê Hùng Vương - Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, đồng thời là Phó Giám đốc của Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19
BS Lê Hùng Vương đã tham gia chống dịch tại TP.HCM từ giữa tháng 7/2021, anh đã trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện đa khoa Gò Vấp TP.HCM, từ ngày 13/8/2021 anh được chuyển về Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Long An để trực tiếp đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc tại Trung tâm này.
Được sự phân công của Bộ Y tế, vào ngày 13/7, anh dẫn đầu đoàn gồm 159 cán bộ y bác sĩ, điều dưỡng vào hỗ trợ cho Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 của Bệnh viện đa khoa Gò Vấp TP.HCM. Với số lượng cán bộ y tế vào điều trị cho bệnh nhân nặng mắc COVID-19 ở tầng 2, nên áp lực công việc ở mức độ vừa phải. "Chúng tôi vào đó phối với hợp Bệnh viện đa khoa Gò Vấp để điều trị bệnh nhân, khi Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Long An thành lập, tôi được Bộ Y tế điều động sang đây từ ngày 13/8, sau 1 tháng khi ở Gò Vấp", bác sĩ Hùng Vương chia sẻ.
Khi sang đây, công việc khác đi rất nhiều, đây là cơ sở phải làm từ đầu mới, ở đây đều là các bệnh nhân nặng là tuyến cuối không thể chuyển đi nơi khác được. Chính vì vậy, với điều kiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất đội ngũ nhân lực từ Thái Nguyên vào đã triển khai đầy đủ kỹ thuật cao nhất của chuyên ngành cấp cứu để điều trị cho bệnh nhân.
Ngoài ra còn có 10 sư thầy tại chùa ở Nam Định tình nguyện vào chống dịch hỗ trợ công tác chăm sóc cho bệnh nhân, ngay từ khi vào đây, các sư thầy rất cố gắng từ công việc cho bệnh nhân ăn uống, động viên bệnh nhân đến công việc hỗ trợ về mặt tinh thần cho bệnh nhân. Chính vì điều này, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng được hồi phục nhanh hơn. Đối với những bệnh nhân không may qua khỏi thì được các sư thầy hỗ trợ tâm niệm, mai táng.
Hai vợ chồng tình nguyện xung phong vào "tâm dịch"
Trong số 159 cán bộ y tế của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vào làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 Long An có rất nhiều cán bộ y tế trẻ, tình nguyện xung phong vào làm việc tại trung tâm. Đặc biệt trong đó có một đôi vợ chồng Nguyễn Văn Quế - Điều dưỡng trưởng khoa Huyết học lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, có thể nói đây là một trong những tấm gương điển hình về thanh niên, đoàn viên xung kích tình nguyện vào "tâm dịch".
Cử nhân Nguyễn Văn Quế - Điều dưỡng trưởng khoa Huyết học lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, phụ trách công tác điều dưỡng tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19, cho biết: "Khi có quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tại TP. Tân An, tỉnh Long An thì hai vợ chồng có trao đổi và thống nhất với nhau cùng tình nguyện vào đây điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19. Hai bên gia đình cũng hết sức ủng hộ sự quyết tâm của hai vợ chồng, cùng với đó là chưa vướng bận con cái. Đây là quyết định đúng đắn, khi vào đây giúp chúng tôi biết nhiều thứ hơn, đây cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của các 'chiến sĩ áo trắng', cống hiến sức trẻ để góp phần không chỉ Long An mà cả Việt Nam sớm đẩy lùi được dịch bệnh COVID-19".
Công việc hàng ngày của hai vợ chồng là điều dưỡng khi làm tại đây là chăm sóc cho các bệnh nhân nặng mắc COVID-19, các bệnh nhân ở đây đều nằm một chỗ, không thể tự chăm sóc bản thân được, công tác điều dưỡng tương đối vất vả. Từ việc cho ăn, tắm rửa, gội đầu, thay quần áo, vệ sinh cá nhân, các điều dưỡng đều phải thay cho bệnh nhân.
Cử nhân Nguyễn Văn Quế - Điều dưỡng trưởng khoa Huyết học lâm sàng của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, phụ trách công tác điều dưỡng tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 Long An
Có những bệnh nhân nặng phải đặt thở máy nên không thể tự ăn uống được, không tự xúc được phải bón, phải bơm. Khi cho ăn phải theo giờ theo nhiều thời gian trong ngày. Có những bệnh nhân khi đỡ bệnh thì gặp tâm lý rất nặng nề, nên các điều dưỡng ngoài công tác chuyên môn về điều dưỡng còn động viên, chia sẻ với bệnh nhân để bệnh nhân an tâm hơn trong việc điều trị để sớm trở về với gia đình.
Sáng kiến hút khí âm, cấp khí sạch
Ths Nguyễn Đức Hạnh - Phụ trách phòng Vật tư, Phó phòng Vật tư trang thiết bị của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã áp dụng những phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Khi bước chân vào đây - một môi trường hoàn toàn mới mẻ cùng kinh nghiệm được học hỏi từ BS Lê Hùng Vương về việc làm thế nào hút được không khí trong môi trường trung tâm ra ngoài cấp khí sạch vào để tạo ra môi trường tốt cho bệnh nhân.
Dựa trên nguyên lý ấy, họ đã hút áp lực âm (không phải phòng áp lực âm) nhưng qua công việc đã làm hệ thống hút không khí với công suất tương đối lớn và cấp khí tươi vào đã một phần giúp cho bệnh nhân mau chóng khỏe mạnh trong một môi trường tốt hơn.
Với trang thiết bị của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên vận chuyển vào đây sẽ không thể đảm bảo cho nhu cầu của Trung tâm này nhưng được sự quan tâm kịp thời của Bộ Y tế bổ sung máy móc, trang thiết thiết bị y tế. Trước khi vào hoạt động đã có 100 máy HFNC, 60 máy thở, đây là những trang thiết bị có hiệu quả và kịp thời giúp các y bác sĩ hoàn thành nhiệm vụ tại đây.
Công việc ở Trung tâm này rất nặng nề khi phải đối diện với các ca bệnh nguy kịch và phải tiếp xúc với các ca tử vong đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng gặp nguy cơ lây nhiễm rất cao và điều chú ý số 1 chính là an toàn cho bản thân đủ sức khỏe, thời gian để tiếp tục chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.
"Công việc ở trong đây khác công việc ở Thái Nguyên kể cả công tác chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Người điều dưỡng phải làm việc của hộ lý, khi bệnh nhân không may qua khỏi còn kiêm thêm việc tâm niệm. Những công việc này đều mang đến những áp lực rất lớn cho chúng tôi", BS Hùng Vương cho biết thêm.
Mỗi ngày công tác điều trị, chăm sóc đang được các y bác sĩ nỗ lực với quyết tâm cao nhất để giành lại sự sống cho các bệnh nhân COVID-19 để họ sớm trở về cuộc sống bình thường vốn có.
"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm