Hiểm họa từ việc thả rông chó

Liên tiếp các vụ chó thả rông, không mang rọ mõm, không dây xích gây tai nạn trên địa bàn thành phố những ngày qua đang liên tục gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc làm thế nào để tăng cường kiểm soát, giám sát chó thả rông tại nơi công cộng, nâng cao ý thức của người dân trong việc nuôi và quản lý chó để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
08/09/2022 10:58

Thời gian gần đây, rất nhiều người dân trên địa bàn thành phố Cao Bằng không khỏi bức xúc vì những chú chó thả rông, không rọ mõm xuất hiện tại các nơi công cộng, gây nguy hiểm cho người dân cũng như gây mất vệ sinh và mĩ quan đô thị. Trên các hội nhóm mạng xã hội, nhiều bình luận đã lên tiếng phản ánh về tình trạng này, người thì bị chó đuổi, bị chó cắn, thậm chí đen đủi hơn thì còn gặp phải tai nạn, mà đa số đều không biết chủ của những chú chó này là ai.

Empty

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Chiêm - Trưởng khoa phòng bệnh truyền nhiễm Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, 6 tháng đầu năm 2022, cả tỉnh ghi nhận 2292 trường hợp đến tiêm phòng dại tại các cơ sở y tế, riêng thành phố Cao Bằng ghi nhận 670 trường hợp, trong đó có 618 trường hợp là bị chó cắn, chiếm tới hơn 90%. Như vậy, cứ 10 người đến tiêm vaccine phòng dại thì có tới 9 người là do bị chó cắn. Đây là con số thể hiện mức độ nghiêm trọng của việc nuôi nhốt, thả rông chó không đúng quy định.

Empty

“Nguyên nhân của việc bị chó dại cắn chủ yếu là do tình trạng nuôi chó thả rông phổ biến ở các hộ gia đình, ngoài ra do bản năng của con chó, khi mà nó bị dọa hoặc bị giật mình hoặc con chó đang trong tình trạng mắc bệnh dại thì sẽ cắn người. Tại Cao Bằng thì tình trạng nuôi chó thả rông rất phổ biến ở các hộ gia đình, dẫn đến nguy cơ cắn người, lây truyền bệnh dại cũng như nguy cơ tai nạn thương tích do vết cắn của bệnh dại cũng như tình trạng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tổn hại đến kinh tế, sức khỏe của người dân”, bác sĩ Chiêm cho biết.

Anh Phương Đức Phi, trú tại tổ 11, phường Sông Bằng ghi lại hồi tháng 7 vừa qua. Dù là đang đứng trước cửa nhà mình nhưng anh cũng bị đàn chó nhà hàng xóm xồ ra tấn công.

Empty

Hồi tháng 7 vừa qua, anh Phương Đức Phi, trú tại tổ 11, phường Sông Bằng dù đang đẩy xe em bé đi dạo ngay trước cửa nhà nhưng vẫn bị đàn chó nhà hàng xóm xồ ra tấn công. Theo anh Phi, đàn chó này trước đó cũng đã nhiều lần hăm doạ những người đi đường, với “nạn nhân” gần đây nhất là 2 cô gái khách du lịch. “Tôi là đàn ông con trai còn có thể tự vệ được, chứ như 2 cô gái khách du lịch hôm đó đang lái xe máy còn bị đàn chó xồ ra doạ mất lái và ngã xe luôn… Cá nhân tôi thấy tình trạng này cần có biện pháp mạnh hơn từ chính quyền và người dân để đảm bảo an toàn cho người dân địa phương và khách du lịch đến với tỉnh”, anh Phi nói.

Empty

Theo điều 7 Nghị định 144/2021 của Chính phủ về vi phạm quy định trật tự công cộng, hành vi thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng. Trường hợp người chủ để vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác thì còn có thể bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng.

Ngoài ra, theo khoản 2 điều 7 nghị định 90/2021 (sửa đổi bổ sung tại khoản 3 điều 2 nghị định 04/2020 của Chính phủ) chủ vật nuôi có thể bị xử phạt 1 triệu đến 2 triệu đồng nếu có hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó khi đưa ra nơi công cộng, không tiêm vaccine phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm. Thẩm quyền xử phạt thuộc UBND và Trưởng Công an cấp xã, phường.

Empty

Mặc dù Bộ Y tế đã có hướng dẫn xử lý vết thương khi bị chó cắn, đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, tuy nhiên hầu hết các trường hợp bị chó cắn cũng như người nhà chưa biết cách xử lý vết cắn đúng cách, dẫn đến việc làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh dại, và nếu như không được tiêm phòng bệnh kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo bác sĩ Chiêm, khi bị chó cắn cần xử lý vết thương đúng cách. Đầu tiên là phải xối, rửa vết thương trong vòng 15 phút với nước xà phòng hoặc nước sạch, sau đó xử lý, khử trùng cồn từ 45 đến 70 độ tại vết thương để giảm lượng virus tại vết cắn, đồng thời có thể sử dụng các loại khác sẵn có tại chỗ như xà phòng, rượu cồn, dầu gội đầu, sữa tắm.

Thứ hai là không được làm đụng dập thêm vết thương, cũng không nên khâu kín vết thương, bắt buộc phải khâu vết thương khi mà các vết thương đã được tiêm huyết thanh kháng dại và khâu ngắt quãng. Tất cả những trường hợp bị chó cắn cần phải được tiêm vaccine đúng phác đồ để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh dại dẫn đến tử vong. Chính vì vậy khi bị chó cắn tất cả những người bị chó cắn không được tự điều trị tại nhà mà cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị.

Ngày 17/6/2022, UBND Thành phố Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND về tổ chức ra quân thiết lập và chỉnh trang đô thị, đảm bảo trật tự vỉa hè, lòng đường, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường. Hiện nay các phường, xã và các cơ quan liên ngành đang đồng loạt ra quân xử lý tình trạng chó thả rông, song thực tế từ những lần ra quân trước cho thấy khối lượng công việc là rất lớn và tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn từ phía chính quyền, cùng sự tự giác nâng cao ý thức từ phía người dân trong việc chăn dắt, đưa chó ra nơi công cộng.

Trung Nguyễn

comment Bình luận

largeer