Hòa Bình kiểm tra và xử phạt 8 cơ sở vi phạm hành chính về việc buôn bán hàng hóa nhập lậu

Qua kiểm tra 8 cơ sở, Đoàn kiểm tra của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã phát hiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu: 458.639.000
14/08/2023 09:07

Trong thời đại công nghệ số, cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng kinh doanh trực tuyến hay bán hàng online, bán hàng qua các trang mạng xã hội zalo, facebook, tiktok… (gọi chung là thương mại điện tử) đã đem lại hiệu quả kinh cao. Thương mại điện tử đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin.

Empty

Bên cạnh những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại thì sự phát triển nhanh chóng của loại hình này cũng đã và đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh trên không gian mạng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tận dụng triệt để lợi thế trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ di động để kinh doanh online đồng thời lợi dụng thực hiện các hành vi buôn bán hàng hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc các hành vi gian lận thương mại khác.

Empty

Trên cơ sở dữ liệu được thu thập từ công tác quản lý địa bàn, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ số để kinh doanh trên địa bàn với sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh và Cục thuế tỉnh Hòa Bình.

Qua kiểm tra 8 cơ sở, Đoàn kiểm tra đã phát hiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định xử phạt với tổng số tiền phạt vi phạm hành chính và hàng hóa tịch thu: 458.639.000. Trong đó: Tiền phạt vi phạm hành chính: 156.750.000 đồng; Trị giá hàng hóa tịch thu: 301.889.000 đồng (gồm 4.995 đơn vị hàng hóa trong đó có 72 mặt hàng gồm: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, giày dép các loại, quần áo, chăn lông, khăn bông, quạt đeo cổ, tai nghe không dây, sạc dự phòng, dép, ô, cắt móng tay, lưỡi dao cạo râu, tất da chân, áo chống nắng, giày sục nữ, đồ chơi trẻ em các loại…) Hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Empty

Song song với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và đoàn kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đồng thời, vận động các cơ sở kinh doanh ký cam kết không kinh doanh, vận chuyển, buôn bán thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ…

Qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh và của người tiêu dùng.

Gia Huy

comment Bình luận

largeer