Hội chứng Cataplexy khiến người bệnh cứ gặp trai đẹp là ngất xỉu

Gần đây, câu chuyện về người phụ nữ Anh 32 uổi cứ gặp trai đẹp, hấp dẫn là bị mất kiểm soát và ngất xỉu. Điều này làm mọi người cảm thấy rất bất ngờ mà muốn tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh mà cô mắc phải.
30/03/2021 08:21

Theo như trang ABC News đưa tin thì Kristy Brown (sống ở Cheshire, Anh) sau một chấn thương ở đầu vào năm 9 tuổi thì bị mắc hội chứng Cataplexy – đây là hội chứng khiến bất kỳ cảm xúc mạnh nào cũng có thể làm người bệnh mất kiểm soát cơ thể. Vì thế, người phụ nữ 32 tuổi này  sẽ gục ngã, ngất lịm khoảng 2 phút bất cứ khi nào nhìn thấy một người mà bản thân thấy thu hút. Thế nên mỗi lần ra đường, để tránh tình trạng mất bình tĩnh, ngất xỉu trước những người đàn ông đẹp trai, thu hút thì Kristy luôn phải nhìn xuống đất.

Không chỉ Kristy Brown mà trước đó không lâu, người phụ nữ có tên Scott, sống ở Jersey, Anh, cũng được chuẩn đoán mắc căn bệnh Cataplexy này. Tuy nhiên, triệu chứng của Scott lại khác khi hội chứng này khiến cô bị bất tỉnh mỗi khi cười.

Căn bệnh lạ mà cả Scott và Kristy Brown đang mắc khá hiếm gặp, theo thống kê thì cứ 10.000 người mới có khoảng 5 người mắc phải.  

Vậy cụ thể hội chứng Cataplexy là gì?

nguoi-phu-nu-mac-benh-la-cu-thay-ai-hap-dan-lien-ngat-xiu-40823570-9392477-image-a-25_1616495493472-1616596833-353-width600height338

Hội chứng Cataplexy hay còn gọi là hội chứng ngủ rũ là một chứng rối loạn thần kinh. Chứng bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo của người bệnh, điều này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Những người bị mắc hội chứng ngủ rũ thường sẽ cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và các cơn ngủ thường không kiểm soát được. Các cơn ngủ này có thể xảy ra trong bất kỳ hoạt động và diễn ra ở mọi thời điểm trong ngày.

Hiện các bác sĩ chia ra có 2 loại chứng ngủ rũ, cụ thể là: Loại 1 là chứng ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời, loại 2 chính là chứng ngũ rủ không có sự tê iệt nhất thời.

Triệu chứng của hội chứng Cataplexy là gì?

3633742e538636fc-1024x684

Những triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng Cataplexy hay chứng ngủ rũ là: buồn ngủ nhiều vào ban ngày, mất kiểm soát cơ bắp, bóng đè, xuất hiện ảo giác,…

Thông thường, những người bị chứng ngủ rũ sẽ cảm thấy buồn ngủ trong ngày ngay cả khi bạn đã có một giấc ngủ ngon trước đó. Điều này có thể làm bạn bị thiếu năng lượng, tâm trạng trở nên chán nản, khó tập trung hoặc kiệt sức.

Nguyên nhân gây ra hội chứng Cataplexy – chứng ngủ rũ là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này, bao gồm:

  • Hội chứng này được gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não. Ở hầu hết các trường hợp, thì những người mắc chứng ngủ rũ thường có mức hypocretin thấp, mà đây vốn là một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh táo của bạn.
  • Theo thống kê, chứng ngủ rũ không có tiền sử gia đình. Mặc dù người thân của những người bị chứng Cataplexy có nguy cơ mắc chứng rối loạn cao hơn.
  • Trong một số trường hợp hiếm hoi thì chứng ngủ rũ có thể xuất phát từ nguyên nhân là do khiếm khuyết di truyền gây ra, ngăn cản sự sản xuất hypocretin bình thường trong cơ thể.
  • Với chứng ngủ rũ với sự tê liệt nhất thời (chứng ngủ rũ loại 1) thì các nhà nghiên cứu cho rằng việc mất các tế bào não sản xuất hypocretin do một rối loạn tự miễn dịch gây ra. Khi bạn bị rối loạn tự miễn dịch thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công nhầm các tế bào hoặc mô khỏe mạnh.
  • Mốt số trường hợp hội chứng này là do kết quả của sự chấn thương đến các bộ phận của não điều chỉnh giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), do các khối u não hoặc các quá trình bệnh khác xảy ra trong cùng khu vực.
  • Ngoài ra, chứng Cataplexy còn có thể do nhiễm trùng, tiếp xúc với độc tố, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố (như tuổi dậy thì hoặc mãn dinh) thay đổi lịch trình ngủ gây ra.

Thanh Hà 

comment Bình luận

largeer