Hồi ký: Thành Xuân Nghiêm, nguyên bác sĩ, giảng viên trường Đại học Y tế Công cộng (phần 1)
LỜI MỞ ĐẦU
Có ai trong chúng ta còn nhớ những câu chuyện ngày xưa rất xưa do ông bà, bố mẹ kể lại không? Có bồi hồi, có tưởng tượng, có hình dung được những câu chuyện ấy như thế nào không? Hồi ức của họ rất đẹp, họ kể cho bạn những câu chuyện đẹp đẽ ấy trong quá khứ đầy tự hào. Vậy bạn gìn giữ những câu chuyện ấy bằng cách nào?
Từ thuở nhỏ, chắc hẳn chúng ta, ai cũng được nghe những câu chuyện của ông bà kể lại theo từng thời gian, cột mốc đáng nhớ. Nhưng chúng ta đã bao giờ nghĩ rằng, cuộc sống cứ trôi, thời gian cứ chạy, những câu chuyện ấy mai một dần, rồi chỉ còn lại ở trong những ký ức của ông bà, bố mẹ. Đã lâu rồi chúng ta chưa từng được nghe lại chúng - những kỷ niệm đẹp đẽ trong thời thanh xuân của họ, niềm tự hào của họ,…
Người già rất thích được trò chuyện hằng ngày, rất thích được kể câu chuyện của họ, nhưng chúng ta - những người trẻ lại quá bận rộn với học tập, công việc, gia đình, vui chơi, giải trí mà dường như đã “quên” họ.
Vào một dịp đặc biệt như thế này, hãy chắp bút để ghi lại những điều họ chia sẻ của ngày hôm nay vì thời gian đối với họ không còn nhiều. Những điều họ muốn nói, muốn chia sẻ vẫn còn nhiều lắm, hãy luôn lắng nghe, thấu hiểu để họ thêm động lực sống, niềm vui mỗi ngày. Hãy làm những gì có thể cho họ khi còn bên ta.
Trong cuộc sống chúng ta ai ai cũng mong muốn được yêu thương, chia sẻ. Trong đó, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi. Họ mong muốn được con cháu sẻ chia, được chăm sóc, được yêu thương, được trò chuyện. Đây là điều dễ hiểu và chúng ta nên trân trọng những khoảnh khắc ở bên ông bà, bố mẹ của mình.
Dành thời gian lắng nghe một cách chân thành, hiểu rõ những ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ của họ. Hãy làm bạn với họ để một lần nữa chúng ta được lắng nghe thật sâu về câu chuyện của họ.
Câu chuyện của ông Thành Xuân Nghiêm sẽ cho ta thấy được trong đó là sự ham học hỏi không ngừng, cống hiến cho nền y học nước nhà, tình yêu duy nhất với người bạn đời, dạy dỗ con cháu nối nghiệp gia đình, một đời liêm chính,…
CHƯƠNG I
THỜI NIÊN THIẾU HAM HỌC
Chàng thiếu niên Thành Xuân Nghiêm (SN 1933) có quê gốc tại làng Hồng Mai là tên của một làng cổ ở phía Nam ngoại thành Thăng Long xưa. Năm 1848 vì kỵ tên húy của vua Tự Đức (Hồng Nhiệm) nên đổi tên là Bạch Mai (Bạch Mai, Hà Nội bây giờ). Đây thuộc vùng Thái ấp của Trần Khát Chân thời Trần.
Thuở nhỏ, Xuân Nghiêm học tại trường làng Bạch Mai và Hoàng Mai. Cứ đến hè, bố mẹ gửi cậu lên nhà thờ tổ ở số 31 Bạch Mai. Tại đây, Xuân Nghiêm được người bác bị hỏng mắt nhưng giỏi tiếng Pháp dạy tiếng Pháp cho Xuân Nghiêm từ khi chàng trai ấy còn học tiểu học. Khoảng thời gian được học ở đây, chàng trai đã ôn luyện tiếng Pháp trong 3 tháng hè.
Trong suốt thời gian hè đó, Xuân Nghiêm đã được rèn rũa tiếng Pháp, ngấm dần ngấm dần vào con người của cậu nhiều tháng, nhiều năm. Chính từ việc được biết đến tiếng Pháp sớm nên đã giúp ích cho cậu rất nhiều trong cuộc sống, học tập và công việc sau này.

Thành Xuân Nghiêm thời nhỏ
Bác cả - chủ của ngôi nhà có cho cậu 1 chiếc bàn hình lục lăng (6 cạnh) và 1 ngọn đèn điện. Đối với chàng trai thiếu niên thời ấy, có được 1 chiếc bàn, 1 chiếc ghế và 1 ngọn đèn điện là rất tốt, rất sang rồi. Khi ấy, người bác cả có nói một câu vô tình: “Đấy nhá, chúc cháu sau này thành bác sĩ”. Và có lẽ từ lời chúc ấy, chàng thiếu niên năm nào, sau này đã nỗ lực học tập để trở thành một bác sĩ, giảng viên ngành y…
Với khả năng ham học hỏi của chàng thiếu niên ấy, sự cần cù đã giúp cậu vững tiếng Pháp ngay từ khi còn nhỏ. Tuổi thơ của những bạn đồng trang lứa có thể là những buổi chăn trâu, có thể là những trò chơi dân gian,… nhưng tuổi thơ của Xuân Nghiêm là những trang sách, là ước mơ, hoài bão cứ lớn dần lớn dần trong cậu.
Không chỉ là những trang sách, Xuân Nghiêm còn được học rất nhiều từ những người bác, từ bố mẹ để cậu được vun đắp từ những tình thương ấy lớn lên, trưởng thành hơn.
Sau này, chính Xuân Nghiêm là người khám cho người bác cả và phát hiện ông bị ung thư da di căn vào gan. Sau đó, người bác ấy mất không lâu khi phát hiện bệnh. Một nỗi buồn sâu sắc với Xuân Nghiêm khi người bác ấy mất, nhưng rồi cậu cũng phải vượt qua để quên đi. Nhưng câu nói của bác cả khi thuở thiếu thời thì không bao giờ cậu có thể quên được, như một nguồn động lực thôi thúc câu biến nó thành sự thật trong suốt quãng thời gian niên thiếu của mình.
Sau này, do bố của Xuân Nghiêm làm ở Sở Hoả xa có đưa cậu về Nam Định (quê ngoại) để sống với ông bà ngoại. Ông ngoại của Xuân Nghiêm là giáo viên đã dạy học cho cậu 3 tháng hè. Khoảng thời gian ấy Xuân Nghiêm đang học lớp 3 lên lớp 4.
Ngày toàn quốc kháng chiến, đón Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về sau quãng thời gian ra đi tìm đường cứu nước, vào ngày 2/9/1945, Xuân Nghiêm khi đó 12 tuổi đi tàu điện lên chợ Đồng Xuân và đi bộ ra Quảng trường Ba Đình để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cảm xúc của chàng trai 12 tuổi ấy rất đặc biệt khi được nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập. Một niềm tự hào, một niềm vui mừng xen lẫn khơi gợi tư tưởng Hồ Chí Minh trong Xuân Nghiêm.
Không ai giỏi toàn vẹn hay hoàn hảo, Xuân Nghiêm cũng có bộ môn mà cậu học không vào nổi đó là môn Toán, khi thi lấy bằng Tú tài toàn phần cậu phải thi vào ban Sinh ngữ và Triết học. Xuân Nghiêm đã đỗ Tú tài toàn phần vào năm cuối cùng kháng chiến chống thực dân Pháp. Chàng trai chính thức bước chân vào cánh cửa của trường Đại học Y khoa Hà Nội.
Khi chương trình học chính Pháp - Việt (1917-1945) được thiết lập, các khoa thi tổ chức bài bản, nghiêm ngặt hơn. Bằng Tú tài được nhiều người mơ ước bởi Pháp quan niệm nó vừa là bằng tốt nghiệp chương trình phổ thông, vừa là cấp bậc đại học đầu tiên. Người có bằng Tú tài có thể ghi danh theo học lên cao ở các trường cao đẳng, đại học. Với chương trình Pháp bản xứ, bằng Cơ bản (dành cho học sinh trên 16 tuổi học xong trung học) và bằng Cao đẳng được coi tương đương với bằng Tú tài Pháp. Ở chương trình Pháp bản xứ, học sinh học hết lớp đệ nhị niên (tương đương lớp 11 ngày nay) được lấy bằng Tú tài phần một. Có bằng này mới được học tiếp lớp đệ nhất niên (lớp 12), rồi kết thúc để thi lấy bằng Tú tài toàn phần.
Chương trình học và thi Tú tài bản xứ rất khó, ngoài học triết, toán, khoa học giống như Tú tài Tây còn phải học thêm văn chương, triết học Việt Nam, Đông Dương, Cận Đông, Viễn Đông...
Nhiều học sinh sau khi lấy bằng thành chung (tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học) thì học thêm một năm nữa là thi đậu Tú tài Pháp, đủ để sang Pháp du học mà không cần học hết ba năm Trung học bản xứ (Tú tài). Từ sự thuận lợi này mà ít năm sau không mấy người theo học đủ chương trình Tú tài bản xứ.
Năm 1930, Pháp ban bố sắc lệnh các bằng Tú tài bản xứ có giá trị tương đương Tú tài chính quốc. Người có bằng Tú tài bản xứ được vào các trường đại học ở Đông Dương, Pháp nhưng phải thông qua thống sứ Bắc Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống đốc Nam Kỳ, toàn quyền Đông Dương hoặc Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Paris.
Sau tháng 8/1945, người Pháp quay lại tái chiếm Sài Gòn rồi đánh lan ra khắp Nam Kỳ để lập lại chế độ thuộc địa. Gặp sự phản kháng mạnh mẽ từ người dân, Pháp không thể thiết lập nền cai trị trọn vẹn, trong đó có giáo dục. Khoảng 2 năm sau đó, Pháp mới khởi động tổ chức việc học, bằng việc thu nạp học sinh, mở thêm nhiều lớp ở các trường Trung học có sẵn để cấp bằng Tú tài.
Tú Tài toàn phần - Pháp - Việt còn gọi là Certificat de Fin d’Etudes Secondaires Franco-indigènes. Tú Tài toàn phần Pháp chính thống còn có tên là Diplôme du Baccalaureat de l’enseignement du second degré.
Trong suốt quãng thời gian theo học tại trường Đại học Y khoa Hà Nội (1954 - 1960), Xuân Nghiêm chỉ chú tâm học hành mà quên cả yêu. Vào năm thứ 6, cậu đã gặp được người con gái của đời mình,…
(Còn tiếp)
Người chắp bút: Nguyễn Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giải pháp bảo vệ trẻ sinh non, tim bẩm sinh trước nguy cơ viêm phổi do RSV chính thức có mặt ở Việt Nam
Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một trong những tác nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ. Với mong muốn đồng hành cùng các bậc phụ huynh và cộng đồng trong hành trình bảo vệ sức khỏe trẻ em, FPT Long Châu mang đến giải pháp mới giúp dự phòng RSV cho trẻ nguy cơ cao.May 2 at 4:48 pm -
Một dòng chữ nhỏ trên hóa đơn nhà thuốc Long Châu – Lời cam kết về sức khỏe và niềm tin
Ngay từ tháng 4/2025, khách hàng khi mua thuốc và thực phẩm chức năng tại hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu sẽ luôn biết rõ thông tin về nơi sản xuất thuốc và được hướng dẫn rõ ràng cách thức tra cứu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm chức năng.April 28 at 10:19 am -
FPT Long Châu cùng AstraZeneca Việt Nam - Đối tác chiến lược trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Vừa qua, FPT Long Châu đã tổ chức hội thảo khoa học “Hành trình 10 năm Dapa tại Việt Nam - Đồng hành cùng dược sĩ trong tư vấn và quản lý bệnh nhân tim mạch - thận - chuyển hóa” với sự đồng hành của AstraZeneca Việt Nam.April 28 at 9:17 am -
Thanh Hóa: Rà soát, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan đến sản xuất, phân phối sữa giả
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn rà soát, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm sản phẩm sữa, báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh theo quy định; đối với những trường hợp vi phạm xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật.April 26 at 8:32 am