Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV giai đoạn 2021-2025

Ngày 27/8/2024, tại Ninh Bình, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025.
27/08/2024 16:00

Hội thảo có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, bà Amaka Nwankwo Igomu, Cố vấn kỹ thuật cao cấp về HIV/AIDS, Tổ chức phát triển quốc tế (USAID) Hoa Kỳ; bà Rachel Stalnaker Coly, Quản lý dự án USAID/FHI360; bà Khin Zarli Aye, Giám đốc Dự án USAID/PATH; bà Nguyễn Thị Thúy Vân, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các cơ sở điều trị PrEP của 35 tỉnh/thành phố, các tổ chức quốc tế như, Lãnh đạo và các cán bộ Văn phòng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam, Tổ chức phát triển quốc tế (USAID) Hoa Kỳ, Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS, Dự án hợp tác Việt Nam - CDC Hoa Kỳ (EPIC), PATH, Dự án EpiC/USAID.

Empty

 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao sự nỗ lực của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm y tế, các tổ chức quốc tế đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo này cũng như các chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Thứ trưởng đặc biệt cảm ơn sự tham gia và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam nói chung và chương trình PrEP nói riêng và mong rằng các tổ chức quốc tế sẽ tiếp tục chung tay với Bộ Y tế Việt Nam để mở rộng triển khai chương trình PrEP trong thời gian tới, hỗ trợ Việt Nam hoàn thành mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030.

Empty

TS. BS. Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS trình bày về kết quả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025

Empty

TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, chuyên gia cao cấp của Tổ chức Y tế Thế giới cập nhật khuyến cáo mới của WHO về PrEP bao gồm: PrEP đường uống có bao gồm TDF, PrEP đường tiêm có tác dụng kéo dài và PrEP vòng đặt âm đạo

Empty

Nhóm cộng đồng S đỏ Cần Thơ chia sẻ về Kết nối, chuyển gửi tới dịch vụ PrEP

Hết quý II/2024, có hơn 112.000 lượt khách hàng sử dụng PrEP ít nhất 1 lần. Với kết quả này, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu Châu Á – Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP (PrEP uptake), đồng thời PrEP được xác định là một can thiệp ưu tiên để hướng tới kết thúc AIDS vào 2030.

Empty

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương và Phó Cục trưởng Phạm Đức Mạnh chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Bài học thành công, kinh nghiệm, thực hành tốt về triển khai PrEP của Việt Nam đã được báo cáo, chia sẻ với các quốc gia khác trên các diễn đàn Quốc tế.

Empty

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Cùng với điều trị ARV hiệu quả để tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng phát hiện (K=K), PrEP là can thiệp hữu hiệu góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

Theo Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer