Hưng Yên: Chính quyền hỗ trợ để tiêu thụ nhãn thuận lợi cho người dân trong mùa dịch COVID-19

Nhãn Hưng Yên đang vào mùa nhưng gặp phải dịch COVID-19 khiến người dân lo lắng, nhưng được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để tiêu thụ bằng cách đưa nhãn lên sàn thương mại điện tử.
09/08/2021 18:28

Nhãn Hưng Yên lên sàn thương mại điện tử

Cùng tham gia chương trình hỗ trợ tiêu thụ nhãn lồng Hưng Yên, Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) đặt ra mục tiêu hỗ trợ tiêu thụ khoảng 300 tấn nhãn trên sàn thương mại điện tử voso.vn. Hiện nay, nhân viên Viettel Post đang tích cực hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình các bước trong thực hiện đưa sản phẩm lên sàn cũng như đóng gói, vận chuyển hàng đi tiêu thụ. Để thúc đẩy tiêu thụ nhãn qua sàn thương mại điện tử voso.vn, Viettel Post dự kiến áp dụng mức phí vận chuyển nhãn lồng Hưng Yên đồng giá trên toàn quốc theo combo 15 nghìn đồng/5kg nhãn; 25 nghìn đồng/10kg nhãn và 44 nghìn đồng/20kg nhãn. Viettel Post cũng cam kết, người tiêu dùng trên toàn quốc sẽ nhận được đơn hàng nhãn Hưng Yên trong thời gian không quá 48 tiếng từ thời điểm đặt hàng.

Empty

(Ảnh Khanh Ly San)

Các sàn thương mại điện tử khác như: shopee.vn, sendo.vn… cũng tích cực tham gia hỗ trợ người dân tiêu thụ nhãn trên các sàn thương mại điện tử. Những đơn hàng nhãn đầu tiên được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử đã đến tay người tiêu dùng bảo đảm chất lượng. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhãn trên môi trường số còn được nhiều hộ sản xuất, kinh doanh nhãn thực hiện thông qua các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo… Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tiêu thụ nhãn trên môi trường số vừa góp phần đáp ứng yêu cầu giao thương hàng hóa, đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng thuận lợi, an toàn vừa bảo đảm thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. 

Việc đưa nhãn lên sàn thương mại điện tử là bước tiến, hướng đi mới để người nông dân nói chung và người trồng nhãn Hưng Yên nói riêng có thêm kênh phân phối nông sản trên môi trường số. Tuy nhiên, do đây là kênh tiêu thụ mới nên nhiều hợp tác xã, hộ gia đình còn lúng túng. Các gian bán hàng nhãn lồng Hưng Yên (sản phẩm nhãn quả tươi) trên các sàn thương mại điện tử chưa nhiều, thông tin về sản phẩm chưa đầy đủ, rõ ràng. Một số gian hàng giới thiệu còn chung chung, chưa mô tả rõ mẫu mã, chất lượng sản phẩm… Do vậy, cùng với việc tập huấn, hướng dẫn nhằm thúc đẩy việc đưa nhãn lồng Hưng Yên lên các sàn thương mại điện tử, cần hỗ trợ người dân trong việc xây dựng uy tín của gian hàng thông qua việc giới thiệu, mô tả sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng...

Empty

(Ảnh Khanh Ly San)

Ngoài ra, do quả nhãn tươi có vỏ mỏng dễ bị hỏng, nếu không được đóng gói và vận chuyển cẩn thận nên để quả nhãn tươi đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, bảo đảm độ tươi ngon nhất, các nhà vườn cần lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín, trách nhiệm. Với việc tham gia tích cực của các doanh nghiệp bưu chính, hy vọng sẽ giúp nhãn lồng Hưng Yên tiêu thụ thuận lợi trên các sàn thương mại điện tử, từ đó, mở ra kênh tiêu thụ an toàn, bền vững cho quả nhãn đặc sản của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng nhãn.

Hồ trợ từ chính quyền địa phương để tiêu thụ nhãn

Ngày 15/7, tỉnh Hưng Yên và Bộ Công Thương đã kết nối tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và các nông sản tỉnh Hưng Yên theo hình thức trực tiếp và trực tuyến qua 15 điểm cầu tỉnh, thành trong nước; gần 60 điểm cầu chính ở nước ngoài từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới gồm: Anh, Australia, Ấn Độ, Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Indonesia, Israel, Malaysia, Myanmar, Lào, Nhật Bản, Pháp, Singapore và Trung Quốc…

Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nên việc xúc tiến thương mại cho quả nhãn đã không phát huy được hiệu quả.

Empty

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hoạt động xúc tiến thương mại cho nhãn lồng Hưng Yên còn được làm rầm rộ hơn vải thiều Bắc Giang. Nhưng vải thiều may mắn hơn vì thời điểm đó chỉ có Bắc Giang bị dịch COVID-19, còn nhãn lồng Hưng Yên chín đúng vào thời điểm dịch COVID-19 căng thẳng. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội. Hơn nữa, quả vải thiều chỉ Bắc Giang và một số tỉnh phía Bắc trồng. Còn quả nhãn thì khó khăn vô vàn vì không chỉ Hưng Yên và các tỉnh phía Bắc, mà các tỉnh phía Nam cũng vào vụ.

“Dịch COVID-19 quá căng thẳng; quá nhiều tỉnh, thành là thị trường đầu ra cho nhãn Hưng Yên đang bị dịch. Thực ra khách mua nhãn trong nước và thế giới rất nhiều mà không mua được do giãn cách xã hội, chi phí logistics tăng vọt, thời gian kiểm tra hàng hóa lâu để qua các chốt sẽ giảm phẩm cấp nhãn tươi xuống mạnh, nên doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu dè dặt không dám làm mấy, vì làm là lỗ nặng” – bà Nguyễn Thị Thu Thủy chia sẻ.

Theo Bộ Công Thương, hiện tại các đơn vị như doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp chế biến vẫn mua và tiêu thụ nhãn theo hợp đồng đã ký tại chương trình xúc tiến thương mại từ đầu vụ. Quả nhãn cũng có lợi thế là có thể sấy để chế biến long nhãn, nên không có tình trạng phải đổ bỏ.

Tuy nhiên, việc không thể tiêu thụ và tìm được đầu ra cho quả nhãn lồng đang khiến bà con nông dân ở Hưng Yên "khóc ròng", ngoài thua lỗ là tiếc công sức mình đã bỏ ra cả một năm trời.

* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Phúc Hưng

comment Bình luận

largeer