Vải thiều Hải Dương xuất khẩu chính ngạch sang Hà Lan giữa đại dịch COVID-19 với giá 550.000 đồng/kg
Ngày 19/6, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết đơn vị này vừa phối hợp với Công ty LTP Import Export BV tổ chức Chương trình “Vietnam fresh golden lychees – Taste it, love it” tại siêu thị Thanh Hùng, thành phố Spijkenisse, Nam Hà Lan.
Theo đó, vải thiều Việt Nam được bày bán tại siêu thị này với giá 18 euro/kg, tương đương hơn 550.000 đồng/kg. "Đây là lần đầu tiên quả vải tươi Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Hà Lan và từ nước này phân phối cho các nước EU lân cận", Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cho biết.
Người tiêu dùng Hà Lan thử vải thiều Việt Nam
Lô vải thiều tươi này thuộc lô hàng 1 tấn vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) hạ cánh sân bay Schipol, Hà Lan ngày 17/6 để phân phối cho các siêu thị Á Châu tại Hà Lan, Pháp, Đức.
Trước đó 2 ngày, sản phẩm mẫu đã được gửi đến tất cả các siêu thị Á Châu tại Hà Lan để thử và nhận được sự hưởng ứng mạnh của các chủ siêu thị. Dự kiến quả vải tươi chính vụ của Hải Dương, Bắc Giang sẽ sang Hà Lan trong 1, 2 tuần tới bằng đường hàng không.
"Bên cạnh đó, các trang web bán hàng online của Hà Lan và Pháp cũng đã nhanh chóng nhận các đơn đặt mua vải thiều Việt Nam do Công ty LTP nhập khẩu và phân phối", thương vụ Việt Nam tại Hà Lan thông tin.
Theo bà Võ Thị Ngọc Diệp, Tham tán thương mại Việt Nam tại Hà Lan, việc đưa quả vải thiều Việt Nam sang Hà lan gặp không ít khó khăn, đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ các doanh nghiệp xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
"Tại Hà Lan, Công ty LTP đã lên kế hoạch từ trước nhưng đến khi thực hiện đơn hàng lại gặp nhiều khó khăn như không có hàng mẫu để chào tới các siêu thị, nhận đơn hàng sớm nhưng phải hủy vì hàng chưa đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu vào Hà Lan", bà nói.
Theo bà Diệp, hiện nay cái khó của doanh nghiệp nhập khẩu là phải tận dụng cơ hội để sớm giới thiệu quả vải tươi của Việt Nam đến người tiêu dùng trước khi vải Trung Quốc chính vụ xuất khẩu sang thị trường này hàng năm.
Với kết quả tích cực từ thị trường, hy vọng quả vải tươi của Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập tốt vào thị trường Hà Lan những năm tiếp theo.
Trước đó, trái vải thiều Việt Nam đã xuất khẩu thành công sang Pháp, Nhật Bản, Australia,... Đây đều là những thị trường có đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm. Trái vải thiều được bán ở đây với giá lên đến gần 500.000 đồng/kg nhưng vẫn "cháy hàng".
Năm 2021, Hải Dương có 9.000 ha vải thiều, riêng huyện Thanh Hà có trên 3.300 ha, với tổng sản lượng khoảng 55.000 tấn. Đến nay, tỉnh này có 1.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu.
Còn tỉnh Bắc Giang có diện tích vải thiều dự kiến đạt khoảng 28.100 ha, sản lượng dự kiến đạt 180.000 tấn. Trong đó, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh dự kiến trên 15.200 ha, theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 82 ha.
Ông Nguyễn Dương Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho biết, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương hiện nay đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thông minh và hữu cơ. Hằng năm, sản xuất được khoảng 750.000 tấn lúa gạo, 700.000 tấn rau, củ các loại, 300.000 tấn quả và khoảng 200.000 tấn thịt gia súc, gia cầm và thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Hải Dương có sản phẩm vải thiều Thanh Hà thơm ngon nổi tiếng trong và ngoài nước. Vải thiều Thanh Hà được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn xuất khẩu, đã được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và được dán tem truy xuất nguồn gốc.
“Để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, công tác xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương và hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đến khảo sát, tìm kiếm thị trường luôn được tỉnh Hải Dương quan tâm thực hiện”, ông Nguyễn Dương Thái nhấn mạnh.
Theo đó, những năm vừa qua, thông qua hoạt động này, việc tiêu thụ vải thiều Thanh Hà nói riêng và nông sản của tỉnh Hải Dương nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Trung Quốc...
* “Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”
Phúc Hưng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm