Hướng dẫn phân loại chất thải y tế đúng cách
Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. Chất thải y tế nếu không được phân loại, thu gom và xử lý tốt sẽ là nguồn lây lan bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người.
Sự nguy hiểm của chất thải y tế nguy hại
Chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Trong đó, chất thải lây nhiễm sẽ gồm có chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất thải giải phẫu.
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn có thể chọc thủng hoặc gây ra các vết cắt, gây nhiễm khuẩn do dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh trong các hoạt động y tế. Nếu chất thải lây nhiễm sắc nhọn không được thải bỏ đúng cách thì các nhân viên y tế và cộng đồng có thể bị tổn thương do vật sắc nhọn, đặc biệt các vật sắc nhọn có dính máu, dịch cơ thể của các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao lây nhiễm các mầm bệnh truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn không được quản lý đúng cách sẽ dẫn đến dễ bị lây nhiễm các bệnh lây qua đường máu (như HIV, viêm gan B, viêm gan C…); các bệnh lây qua đường hô hấp (như SARS, lao, sởi, rubella, quai bị,…); và các bệnh lây qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn,…
Chất thải nguy hại không lây nhiễm không được quản lý đúng cách có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở nồng độ cao hoặc hít phải hơi độc, gây bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp qua da, niêm mạc đường hô hấp hoặc bị bắn vào mắt, đặc biệt khi tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn như các chất khử trùng, các hoá chất gây phản ứng như formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác. Ngoài ra, khi lưu trữ một lượng lớn các chất thải hóa học dễ cháy, hoặc lưu trữ cùng nhau dễ gây ra các phản ứng, dẫn đến nguy cơ cháy nổ rất lớn.
Các chất thải y tế do người bệnh, thân nhân người bệnh phát thải ra
Phần lớn chất thải y tế do bệnh nhân, thân nhân người bệnh thải bỏ ra khi đến khám bệnh, chữa bệnh ở các cơ sở y tế là chất thải thông thường như chất thải rắn sinh hoạt (như thức ăn thừa, hộp xốp đựng thức ăn, túi nilon,...); chất thải thông thường được phép thu gom tái chế (như chai nước, lon nước ngọt, giấy,…) và một ít chất thải lây nhiễm (như bông thấm sau khi tiêm, lấy máu, băng gạc vết thương, tất cả chất thải từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B,…).
Phân loại chất thải y tế đúng cách
Việc phân loại chất thải y tế đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường; không chỉ giúp cho môi trường bệnh viện, phòng khám được sạch sẽ thoáng mát, mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc xử lý rác thải góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Chất thải y tế sẽ được phân loại theo 3 nguyên tắc gồm (1) Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh; (2) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong thùng chứa chất thải theo quy định; (3) Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am