Huyết áp thấp mang đến nhiều nỗi bất cập cho người bệnh

Không có nỗi khổ nào giống nỗi khổ nào nhưng nỗi khổ của người bệnh huyết áp thấp thì thực sự oái ăm khi mình bệnh mà người nhà không hiểu cứ cho là bệnh giả vờ, làm biếng nên làm bộ để trốn việc… nên nỗi khổ này chỉ có thầy thuốc chuyên trị mới thấu hiểu và đồng cảm với bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp chứ người thường không dễ gì hiểu thấu cho người bệnh.
22/06/2022 14:26

Vì sao lại như vậy?

Bởi vì khi người bệnh “lên cơn” đau đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chỉ mà xỉu lên xỉu xuống nhưng khi người nhà đưa vào viện thì bác sĩ cho chụp MRI não, xét nghiệm đủ kiếu nhưng tất cả các kết quả đều chỉ ra bình thường, không có bệnh gì cả. Và bệnh nhân huyết áp thấp lại được xếp vào nhóm hội chứng rối loạn tiền đình, hội chứng thiếu máu não… và nhận các loại thuốc hoạt huyết dưỡng não, bổ máu, tăng tuần hoàn não, sắt, kẽm, vitamin… kèm với lời dặn ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý…

9fe61274-8dab-443e-94da-8d50b76274fb

(Ảnh minh họa)

Sự thực là chứng rối loạn tiền đình là một chứng bệnh trong lỗ tai, tại một cơ quan gọi là tiền đình có vai trò truyền các tín hiệu lên não để giữ thăng bằng và cả chứng thiếu máu lên não cũng là một hệ quả của huyết áp không đủ lực bơm máu lên não gây nên.

Chính vì thế tất cả các loại thuốc chữa rối loạn tiền đình ( thuốc chống chóng mặt) và thuốc tăng tuần hoàn máu não chỉ là các loại thuốc điều trị triệu chứng, có nghĩa là chỉ điều trị phần ngọn của bệnh tình còn phần gốc bệnh là huyết ấp thấp thì các loại thuốc này không có “đá động một tẹo nào” nên đây là lý do hầu hết người bệnh huyết áp thấp điều trị nhiều năm vẫn không thể nào khỏi bệnh được.

Dùng thuốc thì đỡ, ngừng thuốc lại bị lại. Bởi vì thuốc điều trị triệu chứng cũng giống như thuốc giảm đau mà thôi. Uống thì bớt đau, hết thuốc lại đau lại vì không giải quyết được nguyên nhân gây ra đau cho cơ thể.

Huyết áp thấp là gì?

Chỉ huyết áp tâm thu (chỉ số ở trên trong máy đo huyết áp) đo được dưới 100 mmHg thì được cho là huyết áp thấp.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số huyết áp của người bình thường sẽ giao động từ 100/70 đến 130/80 mmHg. Tuy nhiên chỉ số này chỉ để tham khảo vì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau để thầy thuốc đưa ra nhận định bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp hoặc huyết áp cao.

Huyết áp thấp gây ra các triệu chứng khó chịu gì?

Khi huyết áp thấp không đủ lực đẩy máu đỏ (chứa Oxy và chất dinh dưỡng, đông y chỗ này gọi là khí huyết cho dễ hiểu) đi nuôi các cơ quan tạng phủ thì các tế bào bị thiếu chất dinh dưỡng để hoạt động xảy ra hiện tượng trì trệ….

Chỗ nào khí huyết không đủ thì sẽ có những dấu hiện cảnh báo từ cơ thể:

Não bị thiếu máu sẽ phát ra hiện tượng đau đầu, tập trung kém, hay quên đặc biệt là ngủ kém, chập chờn, hay mơ linh tinh, dễ tỉnh giấc giữa đêm.

Bộ phận tiền đình trong ốc tai bị rối loạn dẫn đến chóng mặt buồn nôn.

Mắt thì báo hiệu hoa, mỏi, chảy nước mắt sống.

Tai thì ù hoặc kêu ong ong

Vai gáy thì đau, cứng, mỏi

Tay chân thiếu máu và khí nuôi nên tê mỏi hoặc cứng khớp buổi sáng, lạnh buổi tối.

Tim bị thiếu máu cơ tim nên hay đau nhói, đập liên hồi, hồi hộp, bất an

Gan yếu dễ cáu gắt bốc hoả, bực bội vô cớ

Phổi yếu nên sẽ dễ bị mệt hụt hơi, thở ngắn, biếng nói

Tóc thiếu máu nuôi nên rụng, gãy, bạc, khô...

Không kể những bệnh lý tổn thương khác tác động vào như suy tim, suy tuyết giáp, thiếu máu mãn tính… thì nếu một người bình thường khi các kết quả xét nghiệm trả về bình thường thì bác sĩ cũng cho rằng huyết áp thấp như vậy là bình thường, do cơ địa thấp thôi.

Thực sự y học hiện đại không xếp huyết áp thấp và một chứng bệnh vì không tìm được nguyên nhân gây bệnh và không cần điều trị nên không có phác đồ hay thuốc đặc trị mà chỉ cho rằng đây là một hội chứng thường gặp của một số người ăn uống không đủ chất nên lời khuyên dành cho bệnh nhân huyết áp thấp là về ăn uống đầy đủ và tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ ổn.

Nhưng nếu thực sự chỉ cần ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý thì hàng trăm ngàn bệnh nhân huyết áp thấp ở Việt Nam sẽ không khổ sở bị chứng bệnh này hành hạ ngày này qua tháng nọ đến năm kia.

Nếu muốn hiểu và chữa được chứng bệnh huyết áp thấp thì y học hiện đại phải nhìn nhận một khái niệm quen thuộc với phương Đông và xa lạ với phương Tây đó là khái niệm về khí trong cơ thể.

Khí người nhật gọi là Ki, là một dạng năng lượng vô hình tồn tại trong vũ trụ và trong cơ thể của tất cả sinh vật và dĩ nhiên trong đó có con người. Khí thuộc dương và huyết thuộc âm. Máu huyết chúng ta có thể thấy được bằng mắt thường còn Dương khí chúng ta không thể thấy được mà chỉ có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó.

Cho đến bây giờ y học hiện đại mới bắt đầu nghiên cứu về khí trong cơ thể con người thông qua các thí nghiệm về các nhà châm cứu trị liệu, khí công, yoga, thiền… và bước công nhận sự tồn tại của nó còn Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) đã tiếp cập với đủ các loại khí trong cơ thể như Nguyên khí, Vệ khí, Cốc khí… và đưa ra các phương pháp cũng như bài thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc các chứng bệnh về khí như Khí hư, Khí trệ, Khí uất… từ hơn 4000 năm trước (vâng hơn bốn ngàn năm trước chứ không phải hai năm ngắn ngủi từ khi xuất hiện nền y học dựa trên khoa học kỹ thuật máy móc sau này).

và chính vì Khí trong cơ thể suy yếu chính là một trong hai nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh huyết áp thấp làm khổ sở cho biết bao nhiêu bệnh nhân.

Nguyên nhân còn lại là sự suy kém về huyết. Đông y gọi chung nguyên nhân này là khí huyết hư và chính vì Khí Huyết trong cơ thể hư suy gây nên một loạt các rối loại công năng của các cơ quan trong cơ thể và gây ra rất nhiều chứng bệnh mà y học hiện đại ngày nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn trong đó có bệnh huyết áp thấp hoặc như vô sinh hiếm muộn, mất ngủ, trầm cảm…

Chỉ số huyết áp biểu hiện áp lực của động mạch, có nghĩa là lực đẩy đưa máu đi trong lòng mạch được tạo nên bởi 3 yếu tố là lực co bóp của tim, lực co bóp của động mạch và độ đặc của máu.

Lực co bóp của tim được tạo ra khi cơ tim co lại đẩy máu đi, lục co bóp của động mạch do cơ chế phình lên xẹp xuống của nó để đẩy dòng máu lưu thông đi nuôi cơ thể. Hai yếu tố này tạo nên áp lực lòng mạch (gọi là huyết áp) và công thêm động đặc nhớt của máu sẽ tạo nên chỉ số huyết áp khi chúng ta đo.

Khi đo huyết áp có 2 chỉ số biểu hiện: 1 là huyết áp tâm thu (khi tim bóp vào) và huyết áp tâm trương (khi tim giãn nở ra).

Một khi Khí trong cơ thể suy yếu thì lực co bóp của tim yếu và lực co bóp của động mạch yếu dẫn đến tình trạng huyết áp không đủ lực đẩy máu đi. Đây chính là lý do tại sao xét nghiệm máu thấy chỉ số máu bình thường hoặc tốt đi chăng nữa nhưng vẫn bị chứng bệnh Huyết áp thấp.

Chính vì thế chỉ cần người bệnh mắc chứng khí hư không thôi và đã bị huyết áp thấp rồi chứ không đợi tới tình trạng huyết hư thiếu máu nữa.

Trong Đông y không có khái niệm dùng thuốc giống như Tây y theo kiểu hạ sốt giảm đau thì dùng Paracetamon, bổ não thì dùng Gingoba… nên không có một bài thuốc cố định cho người bệnh huyết áp thấp, có chăng là người thầy thuốc sau khi thăm khám chẩn đoán bệnh tình theo Lý – Pháp – Phương – Dược dùng Y lý và kinh nghiệm để luận bệnh sau đó đưa ra Pháp trị tương xứng, từ đó ra Phương thang và gia giảm dược liệu cho phù hợp với bệnh nhân.

Trong Đông y bài thuốc không quan trọng bằng phép trị, người thầy thuốc thăm khám các chứng trạng rồi luận trị cho đúng thì bài thuốc và vị thuốc theo sau sẽ chữa khỏi cho bệnh nhân. Đó là sự khác biệt giữa một thầy thuốc đông y có học hành tới nơi tới chốn chứ không phải mấy vị có được một bài thuốc gia truyền truyền từ đời này sang đời khác mà bệnh gì cũng cho y khuôn như vậy không chịu tìm hiểu chứng trạng chứng hậu của người bệnh để gia giảm thêm thuốc thử hỏi làm sao đông y không bị mang tiếng, không bị thất truyền.

Chưa kể chất lượng thuốc Đông y hiện nay nhập về nước ta thượng vàng hạ cám, thuốc đã không là loại tốt nhất rồi lại còn bị phun quá lượng lưu huỳnh bảo quản, nếu người thầy thuốc không chịu khó tự mua củ về bào chế mà cứ ra mua đại về dùng thì thuốc sao đúng tác dụng điều trị cũng như loại bỏ độc chất hoặc các tác dụng phụ không mong muốn của dược liệu, nếu không sao tẩm bào chế kỹ dược liệu thì coi như kinh nghiệm từ ngàn xưa truyền lại đổ sông đổ biển.

Theo Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer