Chữa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày bằng các dược liệu gì cho hiệu quả?
Bệnh lý dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản là một loại bệnh về đường tiêu hóa mãn tính, thường xuyên tái phát và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tại đường tiêu hóa. Các dược liệu sau đây đã được ông cha ta sử dụng từ rất lâu đời trong việc chữa trị các triệu chứng về bệnh dạ dày và trào ngược. Dưới đây là cách chữa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày từ những vị dược liệu tự nhiên lành tính.
Bạch truật
Tên khoa học của cây: Atractylodes macrocephala Koidz.
Bộ phận dùng: Thân rễ
Tính vị: vị ngọt đắng, tính ôn
Quy kinh: kinh tỳ và vị.
Công năng: bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn an thai.
Chủ trị: Trị chứng tỳ vị khí hư, chứng thủy thũng, đàm ẩm, khí hư tự hãn và an thai.
Bạch truật là 1 vị thuốc bổ dưỡng dùng cho các bệnh đau dạ dày, bụng chướng nôn mửa, ăn chậm tiêu.
Cam thảo bắc
Tên khoa học: Glycyrrhiza glaba L. thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Bộ phận dùng: rễ
Tính vị: tính bình và vị ngọt.
Quy kinh: quy 12 kinh.
Công năng: Giải độc, tả hỏa, ôn trung nhuận phế
Chủ trị: Theo Y học cổ truyền cam thảo có tác dụng chữa loét dạ dày ruột, giảm co thắt, giảm acid HCL. Khi phối hợp với các dược liệu khác có tác dụng giải độc, giúp làm liền vết loét niêm mạc dạ dày, long đờm, bổ phổi.
Chè dây
Tên khoa học: Ampelopsis Cantoniensis (Hook. et Arn)
Bộ phận dùng: lá
Tính vị: tính bình, vị ngọt đắng, lành tính.
Quy kinh: quy vào các kinh tỳ,
Công năng: Kiện tỳ, giải độc, khu phong, lợi thấp, giảm đau, chống viêm.
Chủ trị: chữa viêm loét dạ dày, kháng khuẩn, ăn uống kém tiêu.
Mộc hương (vân mộc hương)
Tên khoa học: Saussurea lappa
Bộ phận dùng: rễ đã phơi hay sấy khô của cây
Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi ấm
Quy kinh: quy vào 3 kinh phế, can, tỳ
Công năng: giảm đau, hành khí, kiện tỳ, hoà vị, lợi tiểu, an thai, trừ đờm, làm săn.
Chủ trị: Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lị.
Trần bì
Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco
Bộ phận dùng : vỏ quả chín
Tính vị: vị cay đắng, tính ôn
Quy kinh: 2 kinh tỳ, phế
Công năng: Lý khí, táo thấp, kiện vị, hóa đờm
Chủ trị: Chữa bụng ngực đầy trướng, ăn không tiêu, nôn mửa.
Ngoài ra theo nghiên cứu theo Khoa học hiện đại chỉ ra rằng trần bì có tác dụng kép trong việc thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ức chế co thắt cơ trơn đường ruột. Tác dụng hai chiều này có thể làm thay đổi chức năng đường tiêu hóa bằng cách ảnh hưởng đến sự bài tiết của các cơ quan tiêu hóa và tác động trực tiếp lên cơ trơn của ruột.
Synephrine có thể thúc đẩy chuyển động đường tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ acetylcholine và motilin và giảm nồng độ chất P (SP) và peptide đường ruột. Hesperidin có thể thúc đẩy sự di chuyển của đường tiêu hóa bằng cách tăng lượng gastrin và giảm mức độ acetylcholine, motilin, chất P và peptide đường ruột. Ngoài ra, chiết xuất ethyl acetate có chứa polymethoxy flavones cũng có tác dụng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa.
Kết hợp các nghiên cứu khoa học hiện đại, đánh giá các hiệu quả tác dụng trên lâm sàng, 1 số các dược liệu khác cũng đã được nghiên cứu đánh giá tác dụng trên các bệnh lý dạ dày và trào ngược. Bao gồm các dược liệu sau đây:
Chi tử
Tên khoa học của cây: Gardenia jasminoides Ellis
Bộ phận dùng: Quả chín của cây Dành dành
Tính vị:
Vị đắng, tính hàn, vào 3 kinh tâm, phế, tam tiêu.
Theo đông y Chi tử có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, giải độc, lợi tiểu, lương huyết chữa các trường hợp sốt, vàng da, ho ra máu, nôn ra máu.
Ngoài ra theo nghiên cứu khoa học hiện đại Chi tử có chứa các thành phần Các iridioid như gardosid, shanzhisid, genipasid, acid genipasidic, gardenosid, genipin có tác dụng với các bệnh lý về dạ dày. Đặc biệt hoạt chất genepin có tác dụng ức chế sự phân tiết dịch vị và hoạt động dạ dày – ruột: trên chuột thắt môn vị, genipin cho thẳng vào hành tá tràng với liều 25 mg/ kg làm giảm sự phân tiết dịch vị, tác dụng này bằng 1/5 -1/10 tác dụng của atropin sulfat. Bằng đường tiêm tĩnh mạch, ganipin với liều 25 mg/ kg, gardenosid với liều 100 mg/ kg đều có tác dụng ức chế nhu động tự nhiên của dạ dày và ức chế co bóp do pilocarpin gây nên. Trên tiêu bản ruột cô lập của chuột lang, genipin đống kháng cạnh tranh với tác dụng gây co bóp của acetylcholin và physostigmin.
Ngoài ra các nghiên cứu đánh giá khác cho thấy hoạt chất Genipin, Gardenoside, acid urso-lic trong Chi tử có tác dụng ức chế bơm proton tiết H+ và trung hòa acid. Các tác dụng được so sánh tương đương với Omeprazol.
Chỉ thực
Tên khoa học của cây: Fructus aurantii Immaturi.
Dược liệu dùng là quả non, phơi khô của cây Chanh chua (Citrus aurantium L.) và một số loài Citrus khác, họ Cam (Rutaceae).
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Quy kinh: Vào kinh tỳ, vị, đại trường
Công năng: Phá khí tiêu tích, hoá đờm tiêu bĩ.
Chủ trị: Thuốc giúp tiêu hóa, chữa ngực sườn đau tức, bụng chướng khó tiêu, chữa ho, lợi tiểu, ra mồ hôi.
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại đánh giá tác dụng tăng cường nhu động đường tiêu hóa: Thông qua đánh giá các chỉ sô Vasoactive peptide ruột (VIP) và 5 – hydroxytryptamine (5-HT) điều chỉnh nhu động đường tiêu hóa. Kết quả cho thấy: Fructus Aurantii làm tăng cường nhu động đường tiêu hóa bằng cách thay đổi 5-HT và VIP [10]. Có hiệu quả trên các triệu chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân gây ra bởi hoạt động tăng co thắt của cơ thắt dưới thực quản.
Can khương
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose
Bộ phận dùng: Thân rễ
Tính vị: vị cay, nóng, tính ấm.
Quy kinh: Tỳ, Tâm, Vị và Phế.
Công năng: Hồi dương, thông mạch, ôn trung tán hàn, táo thấp tiêu đàm.
Chủ trị: chữa đau bụng lạnh, nôn mửa ỉa chảy, đầy trướng khó tiêu, đàm ẩn, ho suyễn, tứ chi lạnh.
Bài thuốc đông y sử dụng gừng sống để điều trị nôn mửa, nấc do trào ngược : Gừng sống nhai sống ít một cho đến khi khỏi triệu chứng.
Trên đây là bài tổng hợp các dược liệu và các bài thuốc được sử dụng trong dân gian trong các bệnh lý về viêm loét dạ dày và các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Kết hợp dựa trên các kinh nghiệm dân gian và các nghiên cứu khoa học hiện đại.
Theo Thaythuocvietnam.vn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm