Huyệt Đại Lăng có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người

Trong cơ thể con người có đến hàng trăm huyệt đạo khác nhau và mỗi huyệt sẽ ở một vị trí cũng như đóng một vai trò không giống nhau. Trong đó huyệt Đại lăng là một trong những huyệt quan trọng có nhiều tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
21/12/2022 09:24

Huyệt Đại Lăng là gì? Vị trí chính xác trên cơ thể

Huyệt Đại Lăng (Dàiling Ta ling theo ghi chép của Trung Quốc) là huyệt thứ 7 thuộc Tâm bào lạc kinh. Theo đúng tên gọi, đại là to, lăng là vị trí nhô cao lên, gồ đất cao lên. Huyệt này chính là phần nhô lên cao nhất ở sau cổ tay nên được gọi là huyệt Đại lăng. Ngoài ra huyệt đạo này còn được biết đến với tên gọi khác là huyệt Nguyên, huyệt Du.

Empty

Huyệt Đại Lăng có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người (Ảnh minh họa)

Huyệt Đại Lăng nằm chính xác là ở chỗ lõm giữa hai đường sau bàn tay (Đại thành, Phát huy, Giáp ất và Đồng nhân). Huyệt đạo này dễ bị nhầm lẫn với huyệt Giản Sử vì cùng nằm cạnh nhau. Nhưng huyệt Đại Lăng ở nếp gấp trên khớp cổ tay, giữa hai đường gân cơ của gan bàn tay bé và gan bàn tay lớn.

Huyệt Đại Lăng có tác dụng gì?

Huyệt Đại Lăng là một trong những huyệt đạo quan trọng trong cơ thể người, có rất nhiều tác dụng khác nhau. Trong đó phải kể đến như:

Huyệt có tác dụng trong việc ổn định tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, stress, áp lực. Từ đó, nhanh chóng giải phóng những áp lực tiêu cực trong cuộc sống , giảm tức giận, cáu giận, cân bằng cảm xúc. Những người thường làm trong môi trường văn phòng, áp lực cao khi đi bấm huyệt sẽ được bấm huyệt đạo này.

Empty

Huyệt Đại Lăng có rất nhiều tác dụng khác nhau chữa bệnh (Ảnh minh họa)

Huyệt Đại Lăng còn có tác dụng để hạ sống, chữa cảm mạo, giảm nhiệt trong cơ thể, phòng tránh co giật do sốt cao. Trước khi trong Đông y của Trung Quốc, khi trẻ hoặc người lớn sốt cao, các thầy thuốc sẽ bấm một lực từ ngón tay vào huyệt đạo này để hạ sốt và phòng tránh triệu chứng co giật, động kinh.

Ngoài ra, với vị trí nằm trên cổ tay thì huyệt Đại Lăng còn có một tác dụng rất quan trọng chính là chữa những bệnh lý về xương khớp, nhất là những bệnh về chi tay. Điển hình nhất là bệnh viêm khớp cổ tay, mỏi khớp cổ tay do dùng máy tính nhiều, hội chứng ống cổ tay,….

Trong trường hợp một vài bệnh nhân bị nôn, chướng bụng, khó tiêu hóa, bệnh nhiệt, đau tim, đau vị trí sườn ngực cũng được chỉ định bấm huyệt Đại Lăng để điều trị.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa bệnh

Để chữa bệnh và mang lại những tác dụng như mong muốn, người bệnh sẽ tiến hành bấm huyệt Đại Lăng. Dưới đây là hướng dẫn cách bấm chuẩn và chính xác nhất:

Empty

Hướng dẫn cách bấm chuẩn và chính xác (Ảnh minh họa)

Bước 1: Chọn một tư thế bấm thật thoải mái nhất, bạn có thể nằm ngửa trên giường hoặc ngồi thẳng lưng dựa vào ghế. Cố gắng giữ đầu óc và tinh thần thật thoải mái, tập trung vào việc bấm huyệt.

Bước 2: Bạn xác định chính xác vị trí của huyệt trên cổ tay để tránh bấm nhầm vào những huyệt đạo khác.

Bước 3: Dùng lực ở ngón tay, bấm vào huyệt đạo theo một chiều kim đồng hồ trong 1 – 3 phút. Đồng thời khi bấm có thể nắm ngón tay vào để làm điểm tựa. Quá trình bấm thật nhẹ nhàng nhưng đủ lực để ấn và day vào huyệt.

Việc bấm huyệt để chữa bệnh này có thể thực hiện hằng ngày 2 – 3 lần, có thể độc lập hoặc kết hợp thêm những biện pháp khác để hiệu quả mang lại tốt nhất. Đặc biệt huyệt Đại lăng còn có thể dùng để châm cứu chữa bệnh, tuy nhiên hình thức này bạn nên đến những cơ sở y tế Đông y để học thăm khám và thực hiện một cách tốt nhất.

Lưu ý khi tiến hành thực hiện bấm huyệt

Huyệt Đại Lăng cũng được xem là một huyệt đạo quan trọng trong đường kinh của con người. Do đó, khi tiến hành bấm huyệt bạn cần lưu ý một số những điều sau để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:

Đảm bảo lực tác động vào huyệt không quá mạnh, các bước và thao tác thực hiện nhịp nhàng.

Kiên trì thực hiện hàng ngày và mỗi lần từ 15 – 20 phút, vừa bấm huyệt vừa kết hợp thư giãn, thả lỏng tinh thần để hỗ trợ quá trình lưu thông máu, khí huyết trong các đường kinh của cơ thể.

Người bệnh cũng không nên lạm dụng bấm huyệt quá nhiều, bởi nên hiểu rằng bấm huyệt không có tác dụng chữa bệnh, nhất là những bệnh lý về xương khớp. Bởi bấm huyệt chỉ giúp hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện và giúp phục hồi chức năng. Những người bệnh nặng cần kết hợp bấm huyệt và những phương pháp điều trị chuyên biệt.

Trong quá trình bấm huyệt, nếu bạn bạn thấy những biểu hiện lạ, chóng mắt, hoa mặt, mạch đập nhanh,… cần dừng thực hiện và nghỉ ngơi để thuyên giảm triệu chứng.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer