Khi nào cần phẫu thuật chấn thương chỉnh hình?
Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là gì?
Hình minh họa
Khi bạn gặp những vấn đề liên quan đến cơ xương khớp như chấn thương, biến dạng, sai lệch,…vì nhiều nguyên do khác nhau và bạn cần phải gặp bác sĩ để điều trị, chỉnh sửa lại cấu trúc của xương trở về hình dạng ban đầu. Những kỹ thuật này được gọi chung là chấn thương chỉnh hình.
Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sẽ bao gồm nhiều kỹ thuật tác động vào hệ thống cơ xương khớp ở cơ thể với các thành phần bao gồm: xương, cơ bắp, khớp, dây chằng và gân.
Để cụ thể hơn người ta thường chia ra từng chuyên ngành để dễ dàng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Thông thường sẽ chia theo vị trí ảnh hưởng và lứa tuổi. Cụ thể như: phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân, phẫu thuật chỉnh hình tay, chỉnh hình nhi khoa, y học thể thao, chỉnh hình những rối loạn cột sống, phẫu thuật chấn xương, phẫu thuật thay khớp, điều trị ung thư cơ xương khớp,…
Hiện nay những loại phẫu thuật chấn thương chỉnh hình nào phổ biến
Hình minh họa
Những loại phẫu thuật chấn thương chỉnh hình thường gặp hiện nay là: tái tạo dây chằng chéo trước, nội soi khớp vai, nổi xương, chỉnh sửa chóp xoay vai, phẫu thuật đĩa đệm, thay khớp gối, hợp nhất cột sống,…
Thông thường quá trình phẫu thuật chỉnh hình sẽ thực hiện bằng phương pháp nội soi khớp, tuy nhiên nếu vết thương nặng thì bác sĩ cũng có thể tiến hành vết mổ lớn hơn, xâm lấn hơn để có thể điều chỉnh lại cấu trúc bị ảnh hưởng, giúp người bệnh duy trì được chức năng vận động. Khi gặp những vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, các bác sĩ sẽ ưu tiên chọn những phương pháp chữa trị có tiềm năng trước khi phải lựa chọn phẫu thuật.
Khi nào cần tiến hành phẫu thuật chấn thương chỉnh hình?
Khi bệnh nhân gặp những bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp và đã tiến triển nặng, hoặc gặp những vấn đề bẩm sinh, do chấn thương hay do tuổi tác thì các bác sĩ sẽ thường quyết định tiến hành phẫu thuật chỉnh hình để chữa trị.
Khi gặp những vấn đề như: viêm khớp nghiêm trọng, gãy xương, đau lưng đau, đau cổ, đau vai, gặp những vấn đề như viêm bao hoạt dịch, bị hội chứng ống cổ tay, chấn thương do hoạt động như viêm gân, rách sụn chân, rách dây chằng, những bệnh lý bẩm sinh như vẹo cột sống,…thì bạn cần tìm đến bác sĩ chấn thương chỉnh hình.
Những rủi ro nào có thể gặp sau khi tiến hành phẫu thuật chấn thương chỉnh hình?
Hình minh họa
Trên thực tế, bất kỳ hình thức phẫu thuật nào cũng sẽ có những rủi ro nhất định. Dù các bác sĩ luôn cố gắng kiểm soát, phòng ngừa sai sót, thế nhưng một số biến chứng vẫn có thể xảy ra, vì thế bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi tiến hành phẫu thuật. Một số biến chứng thường gặp trong phẫu thuật như:
- Ảnh hưởng từ thuốc gây mê: tùy vào từng hình thức gây mê khác nhau mà sẽ có một số biến chứng nhất định, trong đó gây mê toàn thân sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn. Người bệnh nếu có tác dụng phụ nhẹ thường sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, ớn, còn nếu nghiêm trọng thì sẽ gặp những vấn đề liên quan đến rối loạn nhận thức, hô hấp,…
- Nhiễm trùng: đây cũng là một trong những mối lo lắng khi các bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng thì khi thực hiện phẫu thuật chỉnh hình các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp phòng ngừa phù hợp cho từng loại phẫu thuật khác nhau.
- Tạo thành cục máu đông: sau khi phẫu thuật chấn thương chỉnh hình thì các cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch, điều này sẽ dẫn đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi gây ra tắc phổi. Vì thế, để tránh tình trạng này các bác sĩ thường khuyên người bệnh vận động hoặc dùng thuốc chống đông máu sau khi tiến hành phẫu thuật.
Quá trình hồi phục sau khi tiến hành phẫu thuật chấn thương chỉnh hình
Quá trình hồi phục sau phẫu thuật chấn thương chỉnh hình sẽ khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe, mức độ tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ,…
Nhưng hầu hết những người bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật chỉnh hình thì thường sẽ tiến hành một số liệu pháp điều trị để quá trình hồi phục được nhanh chóng hơn, đồng thời cũng giúp lấy lại khả năng vận động linh hoạt, mạnh mẽ ở tay, chân.
Một vấn đề làm nhiều người băn khoăn sau khi phẫu thuật chính là cảm giác đau đớn. Thế nhưng ngày nay sau phẫu thuật chỉnh hình bác sĩ có nhiều cách để giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn cơn đau sau phẫu thuật, vì thế bạn cũng không cần quá lo lắng.
Thanh Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm