Thứ Ba, 3/12/2019 02:20
RSS
Hotline: 0913019054

Khi rác thải được dùng để lấp ao, hồ: Đô thị mất dần "lá phổi xanh"

Mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác xử lý, tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội. Theo phản ánh của người dân, hiện tượng đổ phế thải lại xuất hiện nhiều, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
06/05/2025 13:18

Hiện tượng biến đổi cảnh quan môi trường xung quanh, tước đi những “lá phổi xanh” vốn có vai trò điều hòa vi khí hậu, giữ nước, chống ngập và tạo không gian sinh thái cho người dân ở những khu ao, hồ vốn là nơi tích tụ nước mưa, khi bị lấp đi sẽ gây hệ lụy như: úng ngập cục bộ, môi trường sống bị suy giảm, hệ động thực vật thủy sinh biến mất. Không gian sống xanh – sạch – đẹp của người dân bị tác động.

d

Hà Nội xuất hiện tình trạng đổ trộm rác thải, phế thải xây dựng - ảnh tư liệu

Thực trạng xả rác thải ra môi trường đã kéo dài nhiều năm, không phải là chuyện mới. Cho đến nay, vẫn cơ quan thẩm quyền vẫn chưa quán triệt thực hiện một cách đầy đủ và quyết liệt đúng quy định pháp luật. Việc ngăn chặn đổ trộm rác thải là hoàn toàn khả thi, vấn đề là ở sự quyết tâm của cộng đồng và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề phức tạp như cấm đốt pháo hay xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đều đã được thực hiện thành công.

kim lu
kim lu 2

Đất thải, phế thải xây dựng tại TL.16, địa phận xã Kim Lũ, xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

 

Empty
Empty

Hoạt động vận chuyển, đổ đất phế thải trên địa bàn thôn Xuân Bảng, xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Ngoài ra, theo ghi nhận của phóng viên tình trạng đổ trộm phế thải, xây dựng công trình trái phép, dựng hàng rào tôn, lắp cổng sắt trong phạm vi hành lang bảo vệ đê, đặc biệt tại các quận, huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn.

thu lam, dong anh

Đất thải phế thải đổ ven sông Cà Lồ, thuộc địa bàn xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh

thu thuy xuan thu

Đất thải được đổ ven đê, đầm thôn Thu Thuỷ, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Trao đổi với phóng viên, luật sư Đăng Văn Thành - Công ty Luật Bảo Tín cho biết: Theo Điều 7 Luật Đê điều năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2020, có quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm. Một số hành vi điển hình bao gồm: Phá hoại, làm suy yếu, hoặc gây nguy hại đến thân đê; Nổ mìn, đổ chất thải trong hành lang bảo vệ đê hoặc trong lòng sông, hồ; Tập kết vật liệu xây dựng trong hành lang bảo vệ đê (trừ trường hợp phục vụ phòng, chống lũ lụt được cơ quan có thẩm quyền cho phép).

Ban tin.00_45_59_12.Still083

Luật sư Đăng Văn Thành - Công ty Luật Bảo Tín

Luật sư Thành thông tin thêm: tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 35 Nghị định 100/2022/NĐ-CP, hành vi tự ý san lấp, xây dựng trong hành lang bảo vệ đê có thể bị xử phạt từ 3 đến 50 triệu đồng. Trường hợp nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội vi phạm quy định về phòng, chống thiên tai hoặc về khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp lại các đơn vị hành chính.

Theo Công điện, thời gian qua, TP Hà Nội đã và đang tích cực triển khai công tác sắp xếp đơn vị hành chính. Tuy nhiên, một số địa bàn đang xuất hiện tình trạng người dân và tổ chức lợi dụng thời điểm chuyển tiếp, thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng, hoặc tự ý xây dựng công trình trái phép. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước, mà còn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và niềm tin của người dân.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã được yêu cầu chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho các vi phạm phát sinh. Đồng thời, cần tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không lấn chiếm đất đai, không xây dựng trái phép; kịp thời phát hiện và xử lý dứt điểm ngay từ đầu các trường hợp vi phạm.

Ngoài ra, cần tăng cường phối hợp giữa chính quyền địa phương với các sở, ngành liên quan để giải quyết các vụ việc phức tạp, vượt thẩm quyền, tránh để kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân. Song song đó, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và đổ chất thải đúng quy định, nâng cao hiệu quả phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm, cần tổ chức điều tra, khởi tố theo đúng quy định pháp luật.

Từ những thông tin, nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong hoạt động thực hiện các chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, về công tác bảo vệ môi trường, những hoạt động vận chuyển đất phế thải, phế thải xây dựng có được phép, đổ đúng nơi quy định, tránh ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân, Tạp chí Sức khoẻ Cộng đồng đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc thanh kiểm tra sự việc trên để làm rõ trách nhiệm của những hành vi gây ô nhiễm môi trường sống!

Văn Trì

comment Bình luận