Khỏi hen phế quản mãn tính bằng Nam y
Các triệu chứng của bệnh hen phế quản bao gồm ho, thở khò khè và khó thở, thường gây ra bởi những thứ như dị ứng thực phẩm, tiếp xúc với chất kích thích và dị ứng theo mùa hoặc đôi khi là do tập thể dục cường độ cao. Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bao gồm ăn uống thiếu chất, thừa cân hoặc béo phì, chức năng miễn dịch kém, dành rất ít thời gian ở bên ngoài và tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản.
Một số cách điều có thể giúp ngăn ngừa các cơn hen như tránh các tác nhân gây ra dị ứng hoặc viêm nhiễm, xây dựng sức đề kháng tự nhiên đối với chất gây dị ứng bằng cách tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn và giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây dị ứng và sức khỏe đường ruột kém.
Những nguyên nhân gây hen phế quản
Hen phế quản làm rối loạn các chức năng bình thường của đường dẫn khí đến phổi. Phần đường thở bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh hen thường là phế quản. Phế quản trông giống như những ống dài, mỏng được điều khiển bởi các chuyển động của cơ để đẩy không khí vào và ra khỏi phổi. Các thành cơ của phế quản có các tế bào nhỏ với các thụ thể được gọi là β-adrenergic và cholinergic. Các thụ thể này kích thích các cơ của phế quản co lại và phóng thích tùy thuộc vào các kích thích, chẳng hạn như một số hormone hoặc sự hiện diện của vi khuẩn. Để đối phó với các yếu tố kích hoạt, luồng không khí có thể bị giảm do các ống dẫn khí bị co lại (gọi là co thắt phế quản). Điều này dẫn đến lượng không khí đi vào phổi ít sạch hơn và cũng có nhiều không khí chứa CO2 tồn đọng trong phổi.
Một cách khác khiến bệnh hen phế quản phát triển là do lượng chất nhầy dày tiết ra vào đường thở cao hơn mức bình thường hoặc do viêm và phù nề đường thở do dị ứng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ của bệnh hen phế quản bao gồm:
Thuốc kháng sinh và vaccine
Các nghiên cứu hiện nay cho thấy việc sử dụng vaccine và thuốc kháng sinh có thể có tác động tiêu cực đến phản ứng của hệ miễn dịch, có thể góp phần gây ra các vấn đề như gia tăng dị ứng thực phẩm và các triệu chứng hen phế quản. Người ta đã phát hiện ra rằng thuốc kháng sinh và vaccine có thể thay đổi hoạt động các tế bào lympho, thường giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm vi khuẩn hoặc virus bằng cách tăng viêm. Tuy nhiên, để phản ứng với thuốc kháng sinh và vaccine, các tế bào lympho có thể bắt đầu giải phóng một số hóa chất gây ra phản ứng dị ứng và co thắt đường hô hấp.
Dành nhiều thời gian trong nhà
Việc chúng ta dành nhiều thời gian trong những ngôi nhà sạch sẽ, rất hợp vệ sinh có vẻ là một điều tốt, nhưng điều này thực sự có thể làm giảm khả năng xây dựng hệ thống miễn dịch của một cơ thể. Ngoài ra, việc ở trong nhà nhiều hơn làm tăng khả năng tiếp xúc với một số chất gây dị ứng hoặc chất kích thích có thể tích tụ trong nhà, bao gồm mạt bụi, nấm mốc, lông vật nuôi và các vi khuẩn khác.
Béo phì, dị ứng, rối loạn tự miễn dịch khác ảnh hưởng đến phổi và gây ra khả năng miễn dịch thấp
Di truyền học
Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh hen phế quản có xu hướng phát triển trong gia đình, mặc dù nó thường không hoàn toàn mắc phải do di truyền. Các bậc cha mẹ mắc bệnh hen phế quản cần lưu ý cho con em mình tầm soát các triệu chứng hen phế quản và dị ứng để ngăn ngừa các cơn hen.
Sai tư thế
Sự chèn ép của phổi do tư thế sai cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng.
Những yếu tố nguy cơ khác
Bao gồm hồi phục sau một căn bệnh khác (chẳng hạn như ho, cảm lạnh hoặc cảm cúm), bị căng thẳng nhiều, ăn thứ gì đó gây ra phản ứng dị ứng (nhộng, tôm, cua…), tiếp xúc với các chất kích thích trong nhà, tập thể dục, thiếu ngủ hoặc hút thuốc lá. Nhiệt độ cao, quá lạnh hoặc quá nóng và độ ẩm cũng có thể làm cho các triệu chứng hen phế quản trở nên tồi tệ hơn, và các cuộc khảo sát cho thấy rằng trong những điều kiện này, bệnh nhân có xu hướng lên cơn nhiều hơn.
Một số điều kiện làm việc có thể làm cho các triệu chứng hen phế quản trở nên tồi tệ hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người sống hoặc làm việc ở những nơi có mức độ ô nhiễm và chất kích thích cao, chẳng hạn như những người tiếp xúc với khói, lông thú cưng, nấm mốc, đốt rác, khí hoặc nhiều mảnh vụn và bụi sẽ có nhiều khả năng bị lên cơn hen phế quản. Tất cả những yếu tố này làm suy yếu khả năng miễn dịch và có thể dẫn đến các phản ứng viêm.
Các loại hen phế quản có thể được phân chia theo nguyên nhân như sau:
Hen dị ứng: Hay gặp nhất ở những có tiền sử cá nhân hay gia đình bị dị ứng. Một số người có sẵn yếu tố cơ địa khi tiếp xúc với dị nguyên bên ngoài như phấn hoa, bụi, lông động vật… sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp tiết ra IgE. Phản ứng kháng nguyên kháng thể sẽ tiết ra những chất làm co thắt phế quản, giãn mạch máu, cũng như kích thích mạnh vào hệ thần kinh phó giao cảm.
Hen viêm (do yếu tố nội tại): Hay gặp ở người lớn, không có nguồn gốc do dị ứng, IgE trong máu không tăng. Những bệnh nhân này phản ứng bằng những cơn co thắt phế quản và tăng tiết dịch ở niêm mạc phế quản bởi những tác nhân như virus, hít phải chất kích thích, hít không khí quá nóng hoặc quá lạnh. Các biểu hiện viêm rõ, sau đó giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra các phản ứng phế quản kéo dài.
Hen do thuốc: Gây ra bởi Aspirin hoặc những thuốc kháng viêm non-steroid khác, thuốc chẹn β giao cảm, Penicillin, Morphine…
Viêm mạch máu: Hen có thể là biểu hiện của viêm mạch máu như bệnh Wegener (viêm mạch tự miễn) hoặc hội chứng Churg – Strauss (viêm mạch u hạt dưới da) …
Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh hen phế quản khác nhau nhiều về mức độ và tần suất ở mỗi người. Những người bị hen phế quản có thể ho và thở khò khè hầu hết thời gian và có những cơn đau dữ dội để phản ứng với những kích thích; nhưng cũng có người không có triệu chứng, rất ít khi lên cơn hen.
Cơn hen thường xảy về đêm, khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên.
Cơn hen phế quản điển hình thể hiện bởi tình trạng khó thở ở thì thở ra, cơn khó thở có thể từ 5 – 10 phút hoặc kéo dài hàng giờ tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng người. Trong cơn khó thở, lồng ngực của bệnh nhân căng ra, co kéo các cơ hô hấp phụ (rút lõm lồng ngực). Nhịp thở chậm, tiếng thở rít kéo dài. Nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy. Sau cơn khó thở, là trận ho và khạc nhiều đờm, lúc này nghe phổi có thể thấy ran ngáy lẫn ran ẩm.
Giữa các cơn hen, không có triệu chứng gì, khám phổi có thể bình thường.
Các thể lâm sàng:
Hen theo mùa: Tần số xuất hiện cơn hen phế quản xảy ra thường xuyên hơn vào một mùa trong năm. Hen dị ứng kinh điển thường khởi phát từ khi còn nhỏ, đôi khi có triệu chứng dị ứng (mề đay, viêm mũi dị ứng…) xảy ra trước.
Hen do yếu tố nội tại: Cơn hen thưa, khởi phát bởi những đợt viêm phế quản. Thường xuất hiện ở người lớn, có thể không có tiền sử dị ứng.
Hen khó thở liên tục: Là thể nặng, gặp ở những bệnh nhân hen phế quản lâu ngày, tiến triển tới suy hô hấp mạn tính. Người bệnh khó thở thường xuyên, tình trạng khó thở thường nặng thêm bởi những cơn ho kéo dài. Thể này gần với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Hen do gắng sức: Cơn hen xuất hiện gắng sức, nó khác với khó thở do bệnh tim vì không có triệu chứng tim mạch và trong cơn hen chỉ có ran rít thì thở ra.
Hen ở trẻ nhỏ: Hen kịch phát và có tăng thân nhiệt. Đôi khi trước cơn hen trẻ bị mẩn ngứa ở vùng trước cổ và ngực. Bên cạnh những cơn hen điển hình, còn hay gặp những thể không điển hình như cơn co thắt phế quản, cơn ho xảy ra về đêm.
Triệu chứng cận lâm sàng
Thăm dò chức năng hô hấp
Lưu lượng đỉnh (Peak flow): Nếu thấy giá trị lưu lượng đỉnh thấp dưới 200 lần/phút hoặc dưới 50% giá trị bình thường thì kết luận là hen nặng, nếu dưới 150 lần/phút cần phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay. Đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi hít Salbutamol 200mg sẽ giúp chẩn đoán xác định nếu kết quả chênh lệch nhau >15%.
Đo thể tích thở ra tối đa trong giây đầu (FEV1 - Forced expiratory volume) và FEV1/FVC (tỉ số Tiffeneau): Trong cơn hen giảm dưới 80% so trị số với lý thuyết.
Đo lưu lượng thở ra đỉnh (PEF- Peak expiratory flow): Trong cơn hen giảm dưới 80% so với trị số lý thuyết.
Khí máu
Đo các chỉ số PaO2, PaCO2, SaO2, và pH máu, để đánh giá mức độ suy hô hấp.
Suy hô hấp khi: PaO2 < 70mmHg, SaO2 < 96%, PaCO2 bình thường hoặc tăng >45mmHg.
Suy hô hấp type I: Giảm PaO2 đơn thuần, pH máu bình thường.
Suy hô hấp type II: Giảm PaO2 kèm theo tăng PaCO2, pH máu trong giới hạn bình thường.
Suy hô hấp cấp tính: Khi PaO2 <50mmHg, PaCO2 >60mmHg, pH < 7,35.
Suy hô hấp mãn tính: Khi PaO2 từ 70 - 60mmHg, SaO2 từ 80- 90%, PaCO2 từ 50 - 60mmHg, pH máu có thể thấp nhưng vẫn trong giới hạn bình thường, HCO3- tăng.
Xét nghiệm về dị ứng, miễn dịch
Test da: Dùng phương pháp lảy da test với các dị nguyên nghi ngờ, da đỏ là dương tính.
Test tìm kháng thể: Các kháng thể ngưng kết thường là IgG, IgM.
Định lượng kháng thể IgE toàn phần và IgE đặc hiệu, trong hen phế quản dị ứng IgE thường tăng.
Chụp xquang lồng ngực: Trong cơn hen phế quản, lồng ngực căng, các khoảng gian sườn giãn rộng, cơ hoành hạ thấp, phổi sáng, trường hợp nặng có thể có tràn khí màng phổi, rốn phổi đậm.
Mặc dù các cơn hen phế quản có thể rất đáng sợ và đôi khi rất nghiêm trọng, nhưng điều tốt là việc thu hẹp đường thở gây ra các triệu chứng hen phế quản thường có thể được đảo ngược với một số thay đổi lối sống và phương pháp điều trị.
Chữa khỏi hen phế quản mãn tính bằng Nam y
Mặc dù các cơn hen phế quản có thể rất đáng sợ và đôi khi rất nghiêm trọng, nhưng có thể cải thiện, kiểm soát bệnh một số thay đổi lối sống và phương pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân hen phế quản mãn tính đã được chữa khỏi bằng Nam y (y học cổ truyền Việt Nam).
Theo y học cổ truyền, bệnh hen phế quản được mô tả trong chứng “háo phế quản”, “đàm ẩm” gây ra bởi ngoại cảm lục tà, tình chí thất điều, ẩm thực, lao lực làm làm tổn thương phế khí gây ra bệnh. Bệnh liên quan đến công năng hoạt động chủ yếu của các tạng phế thận (phế chủ chư khí, chủ tuyên phát túc giáng; thận chủ nạp khí). Phế không tuyên phát túc giáng, thận không nạp khí gây ra các biểu hiện khó thở, tức ngực… Bệnh có liên quan đến đàm, đàm là sản vật bệnh lý sinh ra bởi sự rối loạn vận hóa thủy thấp, biểu hiện trên lâm sàng bằng các biểu hiện ngực đầy tức, khạc đàm nhiều… Bệnh thường diễn biến mạn tính, công năng tạng phủ giảm sút, khi có yếu tố ngoại tà thường lên cơn hen, khi điều trị cần chú ý đến tiêu, bản, hoãn, cấp mà xử trí thích hợp.
Để điều trị bệnh hen phế quản toàn diện, hiệu quả, Nam y dựa vào chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng của y học hiện đại; tứ chẩn của y học cổ truyền và các quy luật sinh học.
Nam y có những phương pháp điều trị hen phế quản như sau:
Dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên
Dùng các vị thuốc y học cổ truyền có tác dụng tuyên phế, hóa đàm, bình phế chỉ khái điều trị trong đợt cấp, có các cơn hen thường xuyên xảy ra. Tùy vào thể bệnh mà phối ngũ các vị thuốc cho thích hợp.
Phục hồi công năng các tạng phủ (đặc biệt phế, tỳ, thận), điều hòa khí huyết trong giai đoạn ổn định để tránh xảy ra các cơn hen bằng các vị thuốc bổ khí huyết, bổ phế, kiện tỳ, ích thận.
Tăng cường miễn dịch, cân bằng nội môi, giải độc cơ thể để phòng chống các dị nguyên gây bệnh dị ứng, miễn dịch bằng các loại thảo dược.
Tại nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường, bằng bài thuốc nam gia truyền 16 đời và tuỳ theo thể trạng bệnh nhân sẽ kê thêm thuốc tháng sắc cho phù hợp và thuốc xịt họng.
Các phương pháp không dùng thuốc
Điều trị hen phế quản bằng châm cứu “thần châm” hoặc cấy chỉ. Châm cứu và cấy chỉ để huy động năng lượng nội sinh làm giãn phế quản để cắt cơn khó thở, chống lại các tác nhân gây hen. Châm bổ hoặc cứu hoặc ôn châm các huyệt du mộ, các nguyên huyệt để bổ khí, bổ phế, tỳ, thận hư.
Tập dưỡng sinh, tập thở 4 thì, thiền định: Việc tập thở rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc hen phế quản, tập hít sâu thở chậm hằng ngày sẽ cải thiện chức năng thông khí. Việc tập dưỡng sinh, tập thở, thiền định sẽ giúp nâng cao sức khỏe để phòng tránh bệnh tật vì giúp cân bằng “tinh – khí – thần”.
Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Hạn chế gắng sức thể lực, tránh stress vì đây là những yếu tố thuận lợi làm xuất hiện các cơn hen phế quản.
Tránh ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn chế biến sẵn, các chất kích thích, gây dị ứng tùy vào cơ địa của từng người. Nên thực hiện chế độ ăn giàu vitamin và khoáng chất từ thực phẩm sạch có tác dụng điều hòa cơ thể, tăng đề kháng từ các loại rau củ tươi, ăn sống hoặc chế biến một cách hợp lý, bổ sung acid béo Omega 3 từ các loại cá và Omega 6 từ hoa anh thảo, các loại hạt dinh dưỡng.
Việc điều trị bệnh hen phế quản không đúng cách làm tăng tỷ lệ biến chứng và tử vong. Bệnh nhân đến với nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường được điều trị bệnh hen phế quản sẽ được khám tỷ mỉ, dùng thuốc có nguồn gốc tự nhiên không có tác dụng phụ kết hợp với châm cứu / cấy chỉ và tập thở có thể cắt cơn hen và điều trị ổn định và khỏi bệnh.
TS. Lương y Phùng Tuấn Giang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am -
Vai trò của 2’FL HMO đối với trẻ nhỏ
Trong thời gian gần đây, trong một số loại sữa công thức có bổ sung thành phần dưỡng chất quan trọng là 2’FL HMO. Vậy dưỡng chất này là gì? Có lợi cho trẻ em như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin hữu ích về loại dưỡng chất đặc biệt này.November 13 at 10:23 am -
Sản xuất gia công sữa hạt theo yêu cầu – đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thị trường hiện đại
Sữa hạt dần trở thành lựa chọn dinh dưỡng phổ biến, đặc biệt với những người tìm kiếm thay thế sữa động vật hoặc duy trì chế độ ăn lành mạnh. Nhu cầu sữa hạt tăng cao khi người tiêu dùng chú trọng hơn vào dinh dưỡng tự nhiên và sức khỏe bền vững. Dịch vụ gia công sữa hạt theo yêu cầu là giải pháp lý tưởng giúp các thương hiệu cung cấp sản phẩm sữa hạt chất lượng.November 13 at 10:23 am