Không nên chần chừ việc khám thần kinh dù triệu chứng rất nhẹ

Khám thần kinh hiện nay là một trong những biện pháp quan trọng để mọi người có thể nhanh chóng phát hiện, can thiệp nếu như có bất kỳ dấu hiệu của căn bệnh thần kinh nào.
30/12/2020 11:25

Khi nào cần khám thần kinh?

20191126_152000_220425_U_nguyen_bao_than_k.max-1800x1800

Hình minh họa

Khám thần kinh là biện pháp giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những căn bệnh về thần kinh giống như đau thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật và rối loạn tiền đình,… Khi hệ thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra nhiều bệnh về thần kinh. Ở mỗi vị trí tổn thương khác nhau sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Khi mà bạn có những dấu hiệu như đột nhiên bất tỉnh, bị tê bì nửa mặt, tê bì tay chân, cảm thấy căng thẳng kéo dài, hay choáng váng, chóng mặt, nôn ói không rõ nguyên nhân, có cơn co giật, cơn động kinh, co rút tay chân, đau đầu dữ dội và thường xuyên đau kéo dài, giảm trí nhớ và thường xuyên quên những việc đã làm thì bạn nên đến bệnh viện sớm nhất có thể. Những căn bệnh về thần kinh có thể xảy ra do áp lực, do di truyền, lão hóa, tai nạn, chấn thương hay là biến chứng của các căn bệnh tự miễn, bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hay huyết áp,…

Khám thần kinh gồm những điều gì?

Để có thể chẩn đoán được bệnh thần kinh thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ phải tiến hành những kiểm tra gồm khá nhiều bước như kiểm tra rối loạn vận động, kiểm tra rối loạn cảm giác gồm đau, tê hay châm chích ở khu vực cụ thể, kiểm tra rối loạn về thăng bằng, kiểm tra rối loạn tâm thần là khả năng ghi nhớ, kiểm soát cảm xúc, kiểm tra các rối loạn khác gồm tiêu hóa, tình dục, giấc ngủ, hành vi,… Đây là những bước tiến hành cần sự tập trung cao của bác sĩ, bạn cần tuân thủ những điều căn dặn từ phía họ để có thể xác định rõ bệnh thần kinh của mình.

Bệnh thần kinh thường gặp nhất

20200425_034556_632300_kham-noi-than-kinh.max-800x800

Hình minh họa

Có rất nhiều dạng bệnh thần kinh, tuy nhiên có những loại khá phổ biến và tỷ lệ mắc phải nhiều nhất mà bạn nên biết để xác định được tình trạng bệnh của mình rồi nhanh chóng đi khám để được điều trị hiệu quả nhất.

Đau dây thần kinh liên sườn, đây là một loại bệnh thần kinh rất hay gặp. Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp xuất phát tủy sống của ngực mà trong đó nhánh trước làm chi phối vùng ngực và bụng, nhánh sau thì chi phối vùng sau lưng. Với khá nhiều đặc điểm trải rộng và nằm nông trên thành ngực, dây thần kinh liên sườn rất dễ bị tổn thương khi bạn gặp vấn đề về cột sống, tủy sống và xương sườn. Khi có những triệu chứng như đau rát, buốt, đau xung quanh xương sườn, ngực trên, đau lưng trên và cảm giác bị bóp nghẹt ngực trước ra sau, ngứa và châm chích thì cần đi khám ngay để xác định bệnh đau thần kinh liên sườn.

Thứ hai là rối loạn thần kinh thực vật cũng là loại hay gặp, được biết rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bệnh này thường không gây nguy hiểm tới tính mạng con người tuy nhiên lại ảnh hưởng tới giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, thường xuyên mất tập trung và giảm trí nhớ, hay lo âu, căng thẳng. Với mức độ nhẹ thì người bệnh chỉ cần điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và cải thiện lại chế độ ăn uống cũng như những sinh hoạt hàng ngày để cân bằng lại cuộc sống. Khi rối loạn thần kinh thực vật lâu ngày sẽ làm cho bạn gặp thêm những triệu chứng như đổ mồ hôi tay chân, loét dạ dày, tá tràng. Nếu như để tới mức độ này thì việc điều trị sẽ khá phức tạp.

Thứ ba là rối loạn tiền đình, tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò quan trọng trong việc cân bằng cơ thể, từ đó giúp phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân và thân. Rối loạn tiền đình là rối loạn hoặc tắc nghẽn dây thần kinh số 8, làm tổn thương động mạch não hoặc khu vực tai trong và não. Việc tổn thương này khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, quay cuồng, ù tai và buồn nôn.

Hương Trà

comment Bình luận

largeer