Teo dây thần kinh thị giác, bị mù vì 19 năm ăn khoai tây chiên

Chàng trai trẻ giấu tên đến từ Bristol, Anh vừa phải bỏ học ngành Công nghệ thông tin tại trường đại học khi đã 19 tuổi, do cậu không còn khả năng nhìn rõ mọi vật nữa.
18/11/2019 05:30

Chàng trai trẻ đã dần mất đi thị lực trong suốt 3 năm bắt đầu từ khi 14 tuổi do một tình trạng được gọi là bệnh teo dây thần kinh thị giác do thiếu dinh dưỡng. Cách điều trị là tiêm vitamin và được khuyên nên ăn một chế độ ăn đa dạng với nhiều thịt, trái cây và rau quả.

Đến năm 17 tuổi, thị lực của cậu thiếu niên dần tồi tệ, đến mức mù lòa. Kiểm tra y tế thêm, các bác sĩ đã phát hiện cậu bị thiếu vitamin B12 và nồng độ đồng cũng như selen thấp – dấu hiệu nhận biết của bệnh lý thần kinh thị giác. Đến khi được chẩn đoán mắc bệnh, bệnh nhân đã bị mù vĩnh viễn.

Tìm hiểu về lối sống của chàng trai trẻ, được biết cậu không ăn gì ngoài những món đồ ăn vặt. Tiến sĩ Denize Atan – người điều trị chính cho trường hợp này nói với MailOnline: “Chàng trai chỉ ăn khoai tây chiên, xúc xích và các thực phẩm chế biến sẵn khác từ khi còn học tiểu học. Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất mà tôi từng thấy về mù lòa do nghiện đồ ăn vặt."

Gia đình của cậu đã mua khoai tây chiên cho con trai hàng chục năm trời vì nếu không thì cậu sẽ không ăn gì cả.

cong-suc-khoe-1

Mặc dù được cảnh báo nguyên nhân mù là do quá thiếu dinh dưỡng nhưng cậu thiếu niên vẫn không thay đổi chế độ ăn uống. Bệnh viện đang điều trị tình trạng rối loạn ăn uống cho cậu và bổ sung vitamin.

Teo dây thần kinh thị giác là trình trạng dây thần kinh thị giác bi phá hủy do bất cứ nguyên nhân gì, hạn chế khả năng truyền tải thông tin từ mắt về não.

Teo dây thần kinh thị không có thống kê về tỷ lệ mắc phải theo giới, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả teo dây thần kinh thị giác bẩm sinh.

Điều trị teo dây thần kinh thị giác chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây bệnh. Không có cách nào có thể khôi phục lại phần dây thần kinh đã bị phá hủy. Việc điều trị trước khi diễn tiến đến teo dây thần kinh thị giác giúp bảo tồn chức năng của mắt. Ví dụ bệnh nhân glaucoma cần được kiểm soát tốt nhãn áp, sử dụng steroid để kiểm soát quá trình viêm nhiễm trong viêm dây thần kinh thị.

Khoai tây là loại củ chứa nhiều dinh dưỡng, có thể chế biến thành những bữa ăn chính, bữa phụ giàu carbohydrate, hàm lượng chất béo ít. Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bắt mắt, tránh nhàm chán.

Tuy nhiên khoai tây chiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho cơ thể con người.

Tiến sĩ Nicola Veronese, thuộc nhà khoa học thuộc hội đồng nghiên cứu Quốc Gia Paova, Ý cho biết, chính dầu rán khoai tây đã chuyển hóa chất béo thành Acrylamide, hàm lượng chất này sẽ tăng khi khoai tây chiên rán ở nhiệt độ cao là một mầm mống của ung thư.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho biết, những người ăn khoai tây chiên với tần suất 2 lần/tuần, nguy cơ tử vong tăng gấp đôi.

Một nghiên cứu khác, trong 4440 người ở độ tuổi 45 - 79 trong 8 năm về căn bệnh viêm khớp, tỷ lệ số người bị viêm khớp tăng đối với những người ăn khoai tây chiên một thời gian dài, nguy cơ tử vong cũng cao hơn so với nhóm người còn lại.

Khi kết hợp khoai tây và trứng gà trong một món ăn, có thể làm tăng hàm lượng cholesterol, gây béo phì, ảnh hưởng đến tim mạch.

Ngoài cách chế biến khoai tây chiên là món ăn vặt khoái khẩu, bạn có thể chuyển sang món khoai tây nướng, cũng là một món ăn ngon, lại bổ dưỡng hơn nhiều so với khoai tây chiên.

cong-suc-khoe-1

(Nguồn Medical Technology, Science alert)

comment Bình luận

largeer