Khuyến cáo quản lý người nhiễm virus SARS-COV-2 tại nhà

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh SARS-CoV-2 và hiện biến thể mới của virus này đang lan rộng, dẫn đến tình trạng quá tải của tất cả các bệnh viện. Do đó, việc điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà là phương án tối ưu đã được hình thành và ứng dụng. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đang ứng dụng mô hình này và có những lưu ý mà người bệnh cần nắm được.
30/08/2021 17:52

Chia sẻ tại Hội thảo “Phòng chống COVID-19 tại cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp với Hội quân dân y Việt Nam và Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức, Ths. BS Lê Ngọc Hà, Giảng viên Bộ môn Y học gia đình, Đại học Y Hà Nội đã nêu lên phương án quản lý người nhiễm virus SARS-COV-2 tại nhà mà Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đang ứng dụng.

BS Lê Ngọc Hà cho biết, hiện với số lượng lớn F0 trong cộng đồng nên cần phải quản lý đối tượng này càng nhanh càng tốt để giảm tải cho các bệnh viện. Và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã xây dựng mô hình này dựa trên các tiêu chí:

- Có người bệnh F0: F0 được quản lý tại gia đình dựa trên hệ thống giám sát và tư vấn được ứng dụng trên nền tảng công nghệ thông tin, có đội trực giám sát tư vấn người bệnh 24/24 luôn hỗ trợ người bệnh.

Khi có phản ánh từ người bệnh hoặc sự kết nối, nhân viên y tế và F0 tương tác và thông qua đội phản ứng nhanh sẽ cho người bệnh nhập viện đúng theo chỉ định. Đồng thời, tương tác với đội ngũ y tế là toàn bộ chính quyền cơ sở, các cơ sở y tế khác của toàn TP Hà Nội kết hợp vs CDC, trung tâm cấp cứu nhanh 115 và đặc biệt là trên nền tảng công nghệ thông tin.

- Đối tượng áp dụng: Theo quy định 4038/BYT, người nhiễm có triệu chứng hoặc người có yếu tố nguy cơ dịch tễ được cơ sở y tế, CDC, chính quyền cơ sở cung cấp cho người bệnh này là có F0. Sau khi người bệnh có triệu chứng F0, người bệnh hoặc người nhà tự nguyện tham gia theo dõi tại nhà. Lưu ý, người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc hoặc có người nhà giúp đỡ và có khả năng sử dụng smartphone có kết nối internet.

- Tiêu chí chọn người bệnh: Theo quyết định 4038/BYT, người bệnh ở mức độ nhẹ, không có biểu hiện nặng và không có biểu hiện của đường hô hấp.

- Kết hợp với 1 trong 2 tiêu chí: Một là có thể tiêm đủ 1 mũi vaccine sau 1 ngày; Thứ hai là trẻ em trên 1 tuổi và người dưới 50t, không mắc bệnh lý nền (thừa cân, béo phì, tiểu đường, ung thư,...). bệnh nhân không mang thai, có thể chăm sóc tại nhà.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng: Cần và đủ: không gian riêng, có cửa, quạt, dụng cụ thiết yếu, smartphone có kết nối internet. Khi có điều kiện cần và đủ cho người F0 ở nhà, phải có sự xác nhận của chính quyền cơ sở và y tế cơ sở.

Tiếp nhận người bệnh: Lập danh sách quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; Khám lâm sàng; Xét nghiệm: Sinh hóa, công thức máu, đông máu, D-Dimer; Hướng dẫn đăng nhập phần mềm; Thống nhất sử dụng phương thức liên lạc; Hướng dẫn: người bệnh/người nhà theo dõi, ghi nhận dấu hiệu sống; Phát hiện: Các dấu hiệu bất thường.

quanlynguoinhiemcovidtainha

Những điều cần lưu ý khi người nhiễm COVID-19 được chăm sóc tại nhà:

Việc người bệnh cần làm

Mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay khẩu trang hai lần một ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang; Thường xuyên khử khuẩn: tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, điện thoại...; Đo thân nhiệt tối thiểu hai lần mỗi ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt;  Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”; Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Việc người nhà cần làm

Phải cam kết với chính quyền địa phương tuân thủ các điều kiện cách ly tại nhà theo quy định; Khai báo y tế điện tử cho bản thân và cho người mắc COVID-19 (trong trường hợp người bệnh không tự khai báo được) mỗi ngày 01 lần và khi có dấu hiệu bất thường cần khai báo; Thực hành được các biện pháp phòng, kiểm soát lây nhiễm; Biết phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng.

Người bệnh, người chăm sóc cũng cần lưu ý phát hiện dấu hiệu bất thường của chính mình

Người chăm sóc và người F0 tại nhà cần theo dõi dấu hiệu sinh tồn cá nhân: dấu hiệu thiếu oxy thông qua máy SpO2, máy đo huyết áp, máy đo thử tiểu đường với bệnh nhân có bệnh lý nền; dấu hiệu lâm sàng.

Dấu hiệu bất thường

Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào; Nhịp thở: Người lớn nhịp thở ≥ 21 lần/phút, trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi nhịp thở: ≥ 40 lần/phút, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi nhịp thở: ≥ 30 lần/phút (Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).

SpO2 ≤ 95%, khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo; Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút; Huyết áp thấp: HATT < 90 mmHg, HATTr < 60 mmHg (nếu có thể đo); Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu; Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật; Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,...; Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,...; Bất kỳ tình trạng bất ổn nào

Tương tác Bệnh viện – Người bệnh

Trực tổng đài Bệnh viện; nhân viên tư vấn; Hướng dẫn xử trí ban đầu; Liên hệ đầu mối công việc; Liên hệ: video call; Cơ sở y tế khác; Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội/Đội phản ứng nhanh; Bệnh viện liên lạc với F0/người nhà: 02 lần/ngày.

Đội ngũ tư vấn - giám sát

Nguyên lý: Y học Gia đình; Chuyên nghành: Bác sỹ gia đình, hồi sức cấp cứu, Nội khoa, Nhi Khoa…; Đơn vị công tác: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,...; Phối hợp các đơn vị Y tế trong TP Hà Nội; Huy động: sinh viên Trường ĐHY Hà Nội (cần thiết); Đội ngũ IT.

Danh mục thuốc bệnh viện sẽ gửi tới gia đình

Bao gồm: Paracetamol 500mg; Oresol; Multi Vitamin - Vitamin C; Dexamethason 6mg/Medrol 16mg; Chống đông (Apixaban 2,5mg/Rivaroxaban 10mg/Dabigatran 110mg); Nước muối sinh lý nhỏ mắt, nước súc miệng, nước sát khuẩn mũi họng.

Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19

Người bệnh được ưu tiên chuyển đến bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19; Hậu COVID-19: điều trị bệnh nền tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Nếu bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 quá tải: cơ sở y tế khác.

Khám bệnh khi cách ly tại nhà

Khám chữa bệnh từ xa; Hướng dẫn dùng thuốc; Liên hệ người nhiễm: 02 lần/ ngày; Phương thức: video call

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

Lấy mẫu tại nhà (RT PCR hoặcTest nhanh kháng nguyên): vào ngày 14 (chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly); Xét nghiệm cho người chăm sóc/người ở cùng nhà với người nhiễm khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.

Tiêu chuẩn khỏi bệnh

Kết hợp CDC; Chính quyền cơ sở; Y tế cơ sở.

Thu Trang

comment Bình luận

largeer