Kích thích mắt có tiềm năng điều trị trầm cảm và sa sút trí tuệ
Trầm cảm là bệnh phổ biến nhất trong số các rối loạn tâm thần nghiêm trọng trên thế giới. Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đại dịch COVID-19 càng làm gia tăng đáng kể số người bị lo âu và trầm cảm. Vấn đề là có tới 25% bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện hành.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ Trường Y khoa LKS, Ðại học Hong Kong (HKUMed) và Ðại học Thành phố Hong Kong (CityU) cho biết phương kích thích não sâu nhằm vào vỏ não trước có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện chức năng ghi nhớ. Tác dụng của cách điều trị này chủ yếu là kích thích sự phát triển của các tế bào não ở hồi hải mã, vùng não chi phối chức năng học tập và ghi nhớ. Tuy nhiên, kỹ thuật này có tính xâm lấn và người bệnh cần được phẫu thuật để cấy các điện cực vào não, có thể dẫn đến các tác dụng phụ đáng kể như nhiễm trùng và biến chứng sau phẫu thuật khác.

Ảnh minh họa
Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm các phương pháp thay thế để điều trị các bệnh liên quan đến nhận thức hoặc hành vi. Họ phát hiện rằng kích thích không xâm lấn bề mặt giác mạc của mắt (được gọi là kích thích điện xuyên sọ, hoặc TES) sẽ kích hoạt các đường dẫn ở não, tạo ra các hiệu ứng “đáng kể” giống như thuốc chống trầm cảm và giảm hoóc-môn căng thẳng trên những con vật bị trầm cảm. Không chỉ vậy, kỹ thuật này còn gia tăng biểu hiện của các gien liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng của các tế bào não ở hồi hải mã.
Trong các thí nghiệm trên chuột nhằm tìm hiểu liệu phương pháp này có thể áp dụng để chữa bệnh Alzheimer - một dạng mất trí nhớ phổ biến hiện chưa có cách chữa, các chuyên gia phát hiện TES đã cải thiện đáng kể hoạt động của trí nhớ và giảm sự tích tụ mảng bám beta-amyloid ở hồi hải mã, một trong những biểu hiện của bệnh Alzheimer.
Tiến sĩ Leanne Chan Lai-hang, một chuyên gia về kích thích điện các mục tiêu thị giác và phi thị giác trong não, nhận định: kích thích điện xuyên sọ là một phương pháp không xâm lấn, ban đầu được phát triển để điều trị các bệnh về mắt, nhưng nó sẽ là một đột phá khoa học nếu có thể áp dụng để điều trị các bệnh về nhận thức hoặc hành vi. Những phát hiện trên mở đường cho việc phát triển các liệu pháp mới cho người bị mất trí nhớ và trầm cảm kháng trị, song giới chuyên môn cho rằng cần tiến hành thêm thử nghiệm lâm sàng để chứng thực tính hiệu quả và an toàn của nó.
Theo SciTechDaily

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm