Kiêng cữ sau khi sảy thai

Việc sảy thai không những gây ra những trở ngại về tâm lý của phụ nữ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, việc kiêng cữ đối với phụ nữ sau khi sảy thai vô cùng quan trọng và không được coi thường như tâm lý của nhiều người vẫn nghĩ.
25/11/2020 17:26

Việc làm mẹ là một thiên chức của người phụ nữ. Để một em bé chào đời, mẹ phải trải qua 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do khiến quá trình mang thai gặp phải những trở ngại không đáng có khiến mẹ bị sảy thai. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, tỷ lệ sảy thai chiếm khoảng từ 10 – 15% tổng số thai kỳ và 80% các ca xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần.

Nguyên nhân sảy thai

Một số nguyên nhân phổ biến gây sảy thai như: 

Do thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể: Theo Healthline, khoảng 50% các ca sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể. Nguyên do là hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng có vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể, có thể là thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Điều này khiến thai nhi không thể phát triển bình thường gây sảy thai.

Thừa cân hoặc nhẹ cân cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sảy thai ở phụ nữ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sản phụ khoa quốc tế (International Obstetrics and Gynecology) cho thấy phụ nữ thiếu cân có 72% nguy cơ bị sảy thai trong ba tháng đầu của thai kỳ, cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.

say-thai

Hình minh họa.

Tình trạng mẹ bầu nghiện bia rượu, hút thuốc là cũng có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của thai nhi. Một số người bị các bệnh như rubella, lậu, giang mai và sốt rét, viêm âm đạo do vi khuẩn, HIV, nhiễm nấm chlamydia, nhiễm virus cytomegalo… bệnh lý đa nang buồng trứng hay huyết khối, tử cung thấp hay tử cung đôi,,, cũng gây nguy cơ sảy thai cao.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người đã có tiền lệ sảy thai thì ở các lần mang thai tiếp theo cũng có tiếp tục có nguy cơ này.

Trong y học, sảy thai thường ở các thể: Sảy thai hoàn toàn: phôi thai ra khỏi cơ thể mẹ trong một lần. Sảy thai không hoàn toàn: người mẹ có cổ tử cung bị giãn hoặc mỏng nên các phần của phôi thai sẽ bị đẩy ra dần dần khỏi cơ thể. Trứng trống: Phôi thai không phát triển trong tử cung. Sảy thai liên tiếp: tình trạng sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp, tuy nhiên tỷ lệ các cặp vợ chồng gặp phải chỉ khoảng 1%. Sảy thai ngoài tử cung: trứng làm tổ tại một nơi khác ngoài tử cung (ống dẫn trứng). Dọa sảy thai: khi bị xuất huyết hoặc chuột rút cảnh bảo nguy cơ sảy thai.

Kiêng cữ sau khi xảy thai như thế nào?

Theo dân gian có câu "một lần sa bằng ba lần đẻ" hay "một con sa bằng ba con đẻ" với ngụ ý nâng mức nghiêm trọng của việc sảy thai đối với sức khỏe phụ nữ. Sau khi bị sảy thai, cơ thể của phụ nữ cũng rất yếu ớt giống như với việc vừa sinh con. Do đó, người bị sảy thai cần phải thực hiện chế độ nghỉ ngơi, kiêng cữ nhất định để đảm bảo sức khỏe và chuẩn bị thể chất tốt cho các lần mang thai tiếp theo.

Sau khi sảy, tử cung của phụ nữ sẽ bị trống và rất yếu. Do đó, phụ nữ phải kiê ngquan hệ tình dục từ 1 đến 3 tháng, với người sảy thai ngoài dạ con có thể phải cần từ 4 đến 6 tháng để tử cung hồi phục. Kiêng ngồi xổm và gập bụng vì có thể gây chảy máu tử cung. Phụ nữ vừa sảy thai tuyệt đối không được làm các công việc nặng nhọc do cơ thể còn yếu.

Về vệ sinh cá nhân, phụ nữ sau sảy thai phải vệ sinh sạch sẽ, tắm gội bằng nước ấm, không tắm nước lạnh, uống nước đá, ăn các thực phẩm lạnh. Ngoài ra, người sảy thai phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bồi bổ cơ thể vì vừa mất lượng máu khá lớn.

Thùy Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer