"Lăn Bánh Ước Mơ" mang hơn 27 sân chơi đến cho trẻ em ở vùng xa và những vùng khó khăn trên cả nước trong suốt 7 năm qua

Trong vòng 7 năm kể từ 2017 là hành trình của những bạn trẻ trong nhóm "Lăn Bánh Ước Mơ" mang hơn 27 sân chơi đến cho trẻ em ở vùng xa và những vùng khó khăn trên cả nước. Những sân chơi đã mang lại niềm vui, những sự hào hứng cho trẻ em trên mọi miền Tổ quốc.
17/07/2024 09:48

Xây dựng sân chơi tái chế từ lốp xe cũ trao tặng cho trẻ em tại vùng cao và các khu vực khó khăn. Một sân chơi thú vị trong khuôn viên các điểm trường sẽ góp phần thúc đẩy mong muốn được đến lớp của các em học sinh. Bên cạnh đó, không gian chơi sáng tạo và nghệthuật sẽ giúp các em cân bằng và lưu giữ tuổi thơ, phát triển cả về thể chất và tâm hồn.

Empty

Trao tặng sân chơi tái chế bên cạnh các hoạt động thực tiễn tác động tích cực cải thiện không gian sống và học tập của các em nhỏ như tặng thư viện, đồ dùng học tập, trang trí lớp học, tổ chức các lớp học ngoại khoá - ngoài ra "Lăn Bánh Ước Mơ" cũng căn cứ theo thực tế nhàtrường và địa phương để xây dựng các phương án để cải thiện môi trường sống như kéo điện, xây bể lọc nước, sửa chữa đường xá, lớp học...

Từ 2017 - 2024, "Lăn Bánh Ước Mơ" đã xây dựng được hơn 27 sân chơi trao tặng cho trẻ em khó khăn ở nhiều địa phương trong cả nước. Với phương châm, mang đến không gian vui chơi an toàn và bổ ích cho trẻ em ở vùng cao và vùng khó khăn, từ Điện Biên đến Kom Tum, từ Tén Tằn – Thanh Hóa đến Ma Nới – Ninh Thuận, từ sân chơi "Lăn Bánh Ước Mơ"1 - Yên Bái nhóm đã thực hiện sân chơi "Lăn Bánh Ước Mơ" 19 tại U Minh - Cà Mau vào tháng 9/2022. Sân chơi hòa nhập 1 cho người khuyết tật tại Đồng Mai - Hà Đông, Sân chơi Hòa nhập 2 cho trẻ em tại Trường trẻ em khuyết tật tỉnh Long An.

Empty

Tháng 2/2020, Tham gia chiến dịch giải cứu dưa hấu giúp bà con nông dân Quảng Ngãi do BCH Đoàn phường Mộ Lao – Hà Đông – Hà Nội phát động. Kết quả trong 4 ngày bán được 21 tấndưa hấu đạt thành tích nhóm bán được nhiều nhất trong các nhóm tại Hà Nội trong mạng lưới tình nguyện Việt Nam.

Ngày 8/6/2020, sau khi nhận được thông tin trường THCS Điện Quan - Bảo Yên - Lào Cai đã bị lũ quét. Ngày 14/9/2020, đại diện nhóm đã trao tận tay nhà trường và các em học sinh những tấm lòng, món quà 11.850.000 đồng tiền mặt (Sử dụng in 2000 tập vở viết + 2.000.000 tiền mặt để ủng hộ nhà trường).

Empty

Cộng đồng mà dự án hướng đến (Cộng đồng bao gồm người hưởng lợi trực tiếp là các em học sinh và người hưởng lợi gián tiếp (gia đình của người hưởng lợi trực tiếp, người dân sống xung quanh khu vực dự án, chính quyền địa phương...).

Nghiên cứu của Tổ chức cứu trợ trẻ em Anh vừa mới thực hiện tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ trẻ em đến trường ở bậc tiểu học gần như là phổ cập (đạt gần 95%). Tuy nhiên, nếu tính riêng ở khu vực dân tộc thiểu số thì tỷ lệ trẻ em đến trường bậc tiểu học chỉ đạt khoảng 80% và bậc trung học cơ sở là 77%.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em dân tộc không thích đi học hoặc đi học giữa chừng rồi bỏ là do nhiều gia đình quá nghèo, đông con và không có ý thức đưa con em mình đến trường. Tại các vùng dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em nữ đến trường ngày càng giảm. Nguyên nhân là do nhiều gia đình dân tộc còn quan điểm cổ hủ “trọng nam khinh nữ”,chỉ có con trai mới cần phải đi học còn con gái đến 13-14 tuổi nên đi lấy chồng. Do đó, nhiều em gái chỉ học hết cấp tiểu học là ở nhà và chuẩn bị xây dựng gia đình. Về phía học sinh, nhiều em vì không có thời gian để làm bài tập về nhà cũng như không có ai giúp đỡ hiểu thêm bài khi cô giáo giao dẫn đến học lực của những em này thường rất kém và cuối cùng chán nản bỏ học luôn khi mới chỉ học hết đến lớp 6. Có những học sinh chỉ thích theo bố mẹ đi làm nương rẫy, không thích đến trường.

Empty

Người hưởng lợi trực tiếp từ dự án là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, đa phần là các em người dân tộc thiểu số. Nhờ có dự án, các em có chỗ vui chơi và học tập ngoài giờ lên lớp, tránh được nhiều nguy hiểm khi chơi ngoài đường, ngoài núi và suối. Dự án cũng mang đến nguồn tài nguyên dồi dào để các nhà trường trang bị các kiến thức vềmôi trường, tái chế trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Sân chơi không chỉ dành cho học sinh trong trường mà còn phục vụ cho cộng đồng dân cư xung quanh, các thầy cô giáo có thêm giáo cụ trực quan để dạy học, địa phương có thêm môhình có thể nhân rộng ra nhiều khu dân cư.

Ở những vùng núi cao, khó khăn của các thầy cô giáo tại điểm trường không chỉ là đi vận động trẻ em đến lớp, mà còn phải tìm cách để giữ được các em theo học. Muốn chung tay góp sức cùng đồng bào, Doanh nghiệp xã hội “Lăn Bánh Ước Mơ” đã dành tặng các em học sinh trường dân tộc thiểu số một số chương trình trao tặng sân chơi hấp dẫn, bổ ích. Huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là địa phương có gần 1/3 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục tại địa bàn.

Empty

Sau thời gian triển khai các chính sách đổi mới, chất lượng dạy và học của huyện Tân Lạc đã có nhiều chuyển biến; cơ sở vật chất một số trường đã được đầu tư tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh học tập. Các công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả đào tạo. Đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường công tác đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh vùng khó khăn. Với mong muốn mang đến những sân chơi an toàn, bổ ích cho trẻ em, nâng cao chất lượng môi trường học tập đồng hành cùng với các hoạt động giáo dục môi trường, thể chất của nhà trường. Lăn Bánh Ước Mơ rất mong muốn được đồng hành cùng các nhà tài trợ xây dựng Dự án “ Trao tặng 10 sân chơi tái chế cho trẻ em tại huyện Tân Lạc - tỉnh Hòa Bình năm 2024“.

Nguyễn Trang - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer