Nhà ăn không đồng Bạch Mai: Ấm áp tình người giữa lòng ở Thủ đô
Từ ngày được thành lập, "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" đã trao hàng chục nghìn suất cơm miễn phí đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho những gia đình có bệnh nhân đang nằm viện. Những khay cơm, khay thức ăn nóng hổi được các thành viên trong đội tình nguyện của nhà ăn tự tay chuẩn bị từ sớm với đầy đủ cơm, món rau, món mặn, canh,... được đóng hộp cẩn thận và trao tận tay từng người.
Nhà ăn không đồng Bạch Mai nằm tại con ngõ 15 Phương Mai (Đống Đa, Hà Nội)
Chị Phạm Thị Thúy, quản lý "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" cho biết: "Mong muốn lớn nhất của chị cũng như tất cả thành viên trong quán là có thể chia sẻ bữa cơm ngon đến gia đình những bệnh nhân đang nằm điều trị tại bệnh viện Bạch Mai để góp phần giảm bớt gánh nặng kinh tế cho họ. Để nhà ăn duy trì hoạt động, các nhà hảo tâm của nhóm ủng hộ những gì mà họ có, người có tiền gửi tiền, người có cơm gửi cơm, người không có đồ thì đến góp sức. Không chỉ những người đi làm, nhiều bạn sinh viên cũng đến phát tâm".
Theo chị Thúy, mô hình nhà ăn xuất phát từ thời điểm dịch COVID-19, khi ấy chị Thúy cùng đồng đội tham gia nấu cơm, phát xôi cho người vô gia cư. Được người dân hưởng ứng, chị nhận ra chỉ một phần cơm nhỏ đã có thể thắp lên niềm vui cho người khốn khó. Cùng thời điểm đó, đội chị Thúy chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, trong đó có những trường hợp bệnh nặng phải vay nợ ngân hàng để lên thành phố chữa trị lâu dài tại Bệnh viện Bạch Mai. Thấu hiểu được sự vất vả ấy, chị cùng các bạn lập nên "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" để hỗ trợ người bệnh phần nào về kinh tế, cũng như động viên họ vượt qua mặc cảm tự ti về bệnh tật, để họ thấy rằng bên cạnh mình vẫn có người đồng hành.
Người dân xếp hàng đợi phát cơm tại nhà ăn không đồng
Sau khi thành lập, nhà ăn thu hút sự tham gia của các thành viên ở nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau. Họ tận dụng tối đa thời gian để chuẩn bị, gói ghém suất ăn đến trao tận tay thân nhân các bệnh nhân đang được điều trị ở bệnh viện.
Hàng ngày, các thành viên của "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" sẽ đi chợ vào lúc sáng sớm, sau đó sơ chế nguyên liệu trước ở nhà. 13 giờ di chuyển đến nhà ăn bắt đầu nấu, đảm bảo 16 giờ kịp hoàn tất những suất cơm đầy đủ chất dinh dưỡng. Trung bình một ngày, nhóm phát được 400 - 500 suất. Thực đơn thay đổi theo ngày và chủ yếu là đồ chay.
Bà Nguyễn Thị Thu Hòa (50 tuổi, Nghệ An) cho biết: "Tôi biết đến nhà ăn không đồng này từ người bệnh đang điều trị tại đây. Từ ngày biết đến nhà ăn, ngày nào tôi cũng ra xếp hàng để nhận xuất cơm ấm lòng này. Hiện tôi đang chăm sóc mẹ điều trị bệnh viêm phổi tại Bệnh viện Bạch Mai. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên suất cơm miễn phí này đã giúp tôi vơi bớt gánh nặng về kinh tế. Tôi rất cảm ơn những thành viên của nhà ăn không đồng đã không quản nắng mưa, ngày nào cũng nấu cơm, trao cho chúng tôi những phần ăn nóng hổi. Chúng tôi thực sự biết ơn và cảm động".
Những món ăn được chế biến vô cùng ngon, bắt mắt
Bà Đỗ Thị Vàng (67 tuổi, Quảng Ninh) đi chăm người nhà tại Khoa Mắt tâm sự: "Tôi đã ở đây được 1 tháng, hàng ngày cứ 14 giờ chiều, tôi xếp hàng để nhận 2 suất cơm chay nhưng rất ngon. Khi đến đây, ngày mưa hay ngày nắng, mọi người ở đây đều nở nụ cười tạo nên bầu không khí rất thoải mái, tuy là suất ăn không đồng nhưng rất sạch sẽ nên tôi rất yên tâm. Tôi rất biết ơn tấm lòng của những mạnh thường quân đứng ra quyên góp xây dựng nên quán cơm không đồng đã giúp đỡ mọi người có được những bữa ăn nghĩa tình".
Vừa phát đồ ăn, vừa vội thấm đi những giọt mồ hôi trên chán trực chờ rơi, chị Thúy cùng toàn bộ thành viên "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" dù vất vả, nắng mưa hay mệt mỏi đều luôn nở nụ cười trên môi, trìu mến đón tiếp những vị khách quý. Nhìn những nụ cười rạng rỡ của các bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân, đó chính là niềm vui trọn vẹn, là niềm động viên to lớn nhất mà "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" nhận được.
Hy vọng rằng, các thành viên của "Nhà ăn không đồng Bạch Mai" luôn mạnh khỏe, giữ vững tấm lòng của mình, giúp đỡ những người khó khăn có thêm niềm tin, niềm hy vọng, sẻ chia cùng họ để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thu Trang. Ảnh: NVCC
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm