Lạnh chân là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang chống chọi với 5 loại bệnh này

Theo Jason R. McKnight – bác sĩ y học gia đình tại Đại học Y Texas (Mỹ), nếu không phải do thời tiết mà bạn vẫn lạnh chân, hãy lập tức đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của 5 loại bệnh đáng sợ sau.
10/11/2020 15:00

Bàn chân là nơi mà chúng ta ít chăm sóc và để tâm nhất bởi nó nằm phía dưới. Thế nhưng, đừng vội coi thường vì nó còn được gọi là "trái tim" thứ hai của cơ thể, có liên hệ mật thiết với nhiều cơ quan nội tạng khác nhau. Một khi nó bắt đầu xuất hiện những thay đổi bất thường thì bạn cần phải chú ý ngay, nhất là luôn lạnh chân.

Lạnh chân là một phản ứng bình thường khi gặp lạnh, bởi cơ thể sẽ ưu tiên truyền máu và làm ấm các cơ quan sống còn trước rồi mới đến các chi. Thế nhưng theo Jason R. McKnight – bác sĩ y học gia đình tại Đại học Y Texas (Mỹ), nếu không phải do thời tiết mà bạn vẫn lạnh chân, hãy lập tức đi khám ngay bởi đó là dấu hiệu của 5 loại bệnh đáng sợ sau:

1. Xơ vữa động mạch

Đây là tình trạng khiến các chất béo trong cơ thể bị tích tụ lại trong động mạch, ngăn máu di chuyển ra khắp các chi. Bệnh càng nặng thì tay và chân sẽ không có máu chảy qua, khiến chúng trở nên lạnh hơn và khó làm ấm.

Theo Danielle DesPres – bác sĩ chuyên phẫu thuật chân tại Đại học Y khoa Podiatric New York (Mỹ), bàn chân là nơi có kết cấu động mạch mỏng nhất nên rất dễ bị tác động. Một khi chúng bị tắc nghẽn, bạn sẽ thấy chân trở nên lạnh và đau nhức lúc thời tiết trở lạnh.

Nếu không được chữa trị sớm, xơ vữa động mạch sẽ cản trở hoạt động của tim, tạo nên nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim.. làm tăng nguy cơ đột tử. Vậy nên, bạn cần phải lưu ý những yếu tố sau bởi chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa:

- Hút thuốc quá nhiều.

- Cao huyết áp mãn tính.

- Cholesterol cao.

- Yếu tố tuổi tác, càng cao tuổi càng dễ mắc bệnh.

2-1604690114145835197422

2. Bệnh tiểu đường

Tuy bản thân bệnh tiểu đường không thể gây lạnh chân nhưng lại có khả năng làm tổn thương dây thần kinh ở bàn chân. Cụ thể, khoảng 20% bệnh nhân tiểu đường loại 1 sẽ luôn cảm thấy lạnh chân, con số này sẽ tăng lên 50% đối với nhóm người mắc tiểu đường loại 2.

Bên cạnh đó, một số người mắc bệnh tiểu đường còn hay thấy lạnh chân là do lưu thông máu kém. Theo thời gian, mức đường huyết trong cơ thể cao sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc của các mạch máu nhỏ trong bàn chân, khiến chúng bị thu hẹp và giảm lưu lượng máu đến chân.

Ban đầu thì bạn sẽ chỉ thấy chân lạnh, nhưng càng về sau thì nó còn khiến bạn bị cảm vặt liên tục và phát bệnh tiểu đường. Vậy nên cần khẩn trương đi khám khi cứ thấy lạnh chân mãi không thôi.

3. Hội chứng Raynaud

Raynaud là hội chứng bệnh khiến mạch máu ở các chi co hẹp lại, làm hạn chế dòng chảy đến tay chân. Lúc này, chân và tay của bạn sẽ hay cảm thấy lạnh và chuyển sang màu trắng hoặc xanh lam. Nếu làm ấm chân ngay lập tức, bạn sẽ thấy chân mình đỏ ửng lên rất kỳ quặc.

Đa phần những người sống ở vùng khí hậu lạnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Raynaud. Ngoài ra, nó cũng thường gặp ở phụ nữ và những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này trước đó. Tuy bệnh không làm nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu cho bệnh nhân, khiến cả người luôn thấy ớn lạnh.

4. Bệnh lý thần kinh ngoại biên

Nó là một trong những bệnh lý thần kinh xảy ra do hậu quả của chấn thương, nhiễm trùng hay tiếp xúc với hóa chất lâu ngày. Khi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương, nó sẽ làm gián đoạn tín hiệu từ não và tủy sống đến các phần còn lại của cơ thể, bao gồm tay và chân.

Lúc này bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy bị lạnh chân, ngứa ran, bỏng rát hoặc thấy như có kim châm dưới lòng bàn chân. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh này phải kể đến bệnh gan, bệnh thận hoặc tiền sử gia đình có người mắc phải.

Có thể khẳng định rằng, lạnh chân có thể là tín hiệu ban đầu cảnh báo bạn đang "ôm" trong mình cả loạt bệnh trên.

5. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi cơ thể sản sinh tế bào hồng cầu ít hơn bình thường. Nguyên nhân ban đầu thường do bạn ăn uống thiếu sắt để sản sinh máu, hoặc suy dinh dưỡng gây rối loạn đường ruột và dẫn tới bệnh này. Tình trạng này sẽ khiến tay chân luôn thấy lạnh, bất kể thời tiết ra sao.

"Khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, máu sẽ không thể chảy đủ đến các chi và giữ chúng luôn ấm được. Vậy nên khi bạn cảm thấy lạnh thường xuyên, đi kèm với các triệu chứng suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, chóng mặt… thì hãy bổ sung ngay các thực phẩm giàu sắt để cải thiện" – Danielle chia sẻ.

Làm sao để cải thiện chứng lạnh chân "kinh niên"?

Một khi bạn nghi ngờ bản thân mắc các bệnh trên, hãy đến viện ngay lập tức để được chẩn đoán kịp thời. Còn nếu may mắn không phải do bệnh lý gây ra, bạn có thể thử một số biện pháp để khắc phục ngay lập tức và giữ ấm cho chân:

- Chăm tập thể dục nhiều hơn để lưu thông máu trong cơ thể được cải thiện.

- Mặc ấm hơn, đi tất dày hơn và đảm bảo đôi chân luôn được che chắn đúng cách.

- Massage chân thường xuyên để cải thiện lưu thông máu.

- Bỏ hút thuốc vì nicotine trong thuốc có thể khiến máu không thể lưu thông.

Theo Trí thức trẻ

comment Bình luận

largeer