Loét miệng tái phát gây đau đơn, ghi nhớ 5 điểm sau đây có thể giúp bạn cải thiện

Mặc dù hầu hết các vết loét miệng sẽ tự lành trong vòng vài tuần, nhưng chúng cũng có thể rất đau và ảnh hưởng đến khả năng nói và ăn uống. Để điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm loét miệng thì chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng.
16/12/2020 16:31

Lở miệng hay còn gọi loét miệng là tình trạng nhiều người gặp phải, kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Lở loét miệng gây ra bởi tình trạng viêm tại niêm mạc miệng và khu vực bị viêm khiến việc hấp thu dưỡng chất từ thức ăn kém đi, dần dần về sau sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, không đủ vitamin trong chế độ ăn, lâu dài có thể gây ra một số triệu chứng bệnh khác nhau

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lở loét miệng và dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, từ đó vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công khoang miệng người bệnh và gây ra những vết lở loét ở nướu, lưỡi cùng các vị trí khác trong miệng. 

  • Mang răng giả và hút thuốc mạn tính cũng góp phần tái phát tình trạng này.

  • Một nguyên nhân đặc biệt mà nhiều người thường chủ quan, không nghĩ tới đó chính là đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng khiến nướu bị tổn thương gây loét miệng.

  • Do niềng răng: Khi niềng răng, dụng cụ nha khoa chà sát vào các mô mềm trong khoang miệng gây tổn thương, đây cũng là nguyên nhân gây lở miệng mà ít người nghĩ đến.

  • Chấn thương nhỏ ở miệng khi chơi thể thao hoặc vô tình cắn phải cũng gây loét miệng.

  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, thiếu ngủ, căng thẳng cảm xúc, nhạy cảm với thực phẩm có tính axit như cam quýt, dâu tây,…

Khi bị loét miệng ăn phải chú ý những gì?

1. Bổ sung dinh dưỡng

Trẻ em rất dễ bị loét miệng, vì trẻ em dễ bị thiếu vitamin và khoáng chất hơn người lớn. Nếu người lớn cũng bị loét miệng nhiều lần thì cũng nên chú ý xem có bị suy dinh dưỡng không, thiếu vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt có thể là nguyên nhân gây ra loét miệng. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ vitamin C và chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa hoặc chữa lành vết loét miệng hiệu quả.

8c197a13ccb442928b668e7324765a61

2. Ăn ít thức ăn có tính axit

Thức ăn có ảnh hưởng lớn đến tình trạng viêm loét miệng. Thực phẩm có tính axit không gây loét miệng, nhưng nó có thể làm trầm trọng thêm tình hình. Khi bị loét miệng, bạn nên tránh các loại thực phẩm như chanh, dứa và cà chua.

f449d348-b75f-4045-a6ea-735065a69cce

3. Chú ý đến dị ứng thức ăn

Dị ứng thực phẩm là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến có thể gây ra nhiều triệu chứng. Dị ứng thực phẩm nghiêm trọng có thể gây sốc phản vệ và các triệu chứng nhẹ hơn bao gồm ngứa cổ họng và lở miệng. Chú ý đến một số loại thực phẩm thông thường có thể gây dị ứng như đậu phộng, trứng, các loại hạt, tránh những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày.

Bệnh Celiac có đặc điểm là không dung nạp gluten. Bệnh Celiac có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, loét miệng, giảm cân và mệt mỏi. Đối với bệnh nhân bị bệnh celiac, ngay cả một lượng nhỏ gluten cũng có thể gây ra các triệu chứng, vì vậy hãy ăn ít thực phẩm như lúa mì.

4. Ăn ít đồ cay

Thức ăn cay rất có mùi vị, nhưng nếu bạn bị loét miệng, tốt nhất là nên ăn ít các loại thức ăn này.Thức ăn cay có thể gây kích ứng vết loét, làm tăng cơn đau và làm chậm thời gian lành vết thương.

dc548901-e2f9-4832-ac43-688bc282c624

5. Không uống rượu

Nếu bị loét miệng, tốt nhất không nên uống rượu. Rượu cũng có thể gây kích ứng vết loét và khiến vết thương lâu lành. Rượu cũng có thể gây viêm, làm vết loét thêm rộng. Trong một số trường hợp, uống rượu cũng có thể gây chảy máu do loét.

Loét miệng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc ăn uống. Các yếu tố gây ra loét miệng là khác nhau, vì vậy bạn cần điều trị và ngăn ngừa chúng cho tình trạng cụ thể của bạn. Hãy nhớ rằng bạn phải kiểm soát miệng khi bị viêm loét miệng để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.

 

comment Bình luận

largeer