Lượng đường trong thức ăn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường ĐH Alberta, Canada có chỉ ra rằng việc thường xuyên sử dụng đồ ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng và các bệnh lý về viêm đường ruột.
19/09/2020 17:45

Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 11 triệu ca mắc mới và gần 7 triệu người tử vong do ung thư đại tràng. Tại Việt Nam, đến năm 2018, ung thư đại tràng là căn bệnh ung thư đứng thứ 5, chỉ sau ung thư gan, phổi, dạ dày và ung thư vú. Tỷ lệ mắc mới ung thư đại tràng ở nữ giới năm 2018 là 7.126 (chiếm 9,6%) ca.

image005_3

Tỷ lệ mắc mới ung thư ở nữ giới ở Việt Nam năm 2018

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports bởi các nhà nghiên cứu của trường ĐH Alberta đã chứng minh, thói quen sử dụng đồ ăn nhiều đường có mối liên hệ mật thiết với những bệnh nhân mắc viêm đại tràng.

Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trên những con chuột khỏe mạnh, có chế độ ăn bình thường và những con chuột ăn nhiều đường fructose. Kết quả cho thấy, những con chuột ăn đường sẽ phát triển những khối u trong đại tràng. Chúng bị tổn thương mô ruột và vấn đề này chỉ giảm bớt khi chế độ ăn uống của chúng được bổ sung các axit béo chuỗi ngắn, thường được tạo ra bởi các vi khuẩn có lợi.

Mặt khác, một số khảo sát về chế độ ăn nhiều đường đối với bệnh nhân mắc IBD đã cho kết quả: 10% bệnh nhân mắc chứng viêm ruột cảm thấy khó chịu và tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn khi ăn chế độ ăn nhiều đường.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học người Pháp đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nói chung, cụ thể là ung thư đường tiêu hóa và ung thư tuyến tiền liệt.

Để chứng minh sự liên quan mật thiết của chế độ ăn nhiều đường với các bệnh ung thư đường tiêu hóa, các nhà khoa học này đã thực hiện khảo sát trên hơn 100.000 người lớn khỏe mạnh về chế độ ăn uống và tính toán lượng đường của người có độ tuổi trung bình là 42 tuổi, trong đó có 21% là nam và 79% là phụ nữ.

Kết quả cho thấy, mức tiêu thụ đồ uống có đường trung bình hàng ngày ở nam nhiều hơn ở nữ (tương ứng 90,3 ml - 74,6 ml). Trong thời gian theo dõi, 2.193 trường hợp ung thư đầu tiên đã được chẩn đoán và xác nhận (693 bệnh ung thư vú, 291 bệnh ung thư tuyến tiền liệt và 166 bệnh ung thư đại trực tràng). Tuổi trung bình khi chẩn đoán ung thư là 59 tuổi.

image007_1

Việc tiêu thụ đồ ăn chứa đường làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa

Để cân bằng lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày, cần cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm lành mạnh. Đồng thời chủ động bổ sung men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp đại tràng khỏe mạnh.

Hiện nay, phần lớn men vi sinh trên thị trường là men vi sinh chứa lợi khuẩn sống dạng bột hay dạng cốm. Men vi sinh chứa lợi khuẩn sống thông thường thường không mang lại hiệu quả như kỳ vọng do những hạn chế như nhạy cảm nhiệt độ, dễ bị tác động bởi môi trường, bị suy giảm số lượng khi đi qua axit dạ dày...

Theo Zing News

comment Bình luận

largeer