Mô hình chăm sóc F0 cộng đồng tại nhà

Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19 Quận 8, TP. Hồ Chí Minh đang có 20 giường cấp cứu, 180 giường lưu bệnh, đây cũng là nơi triển khai mô hình chăm sóc F0 cộng đồng tại nhà.
17/10/2021 18:29

Việc triển khai chăm sóc F0 được thực hiện tại nhà

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế là thành viên của bộ phận thường trực của Bộ Y tế TP.HCM đã có mặt tại TP.HCM từ những ngày đầu chống dịch trong đợt dịch thứ 4 này. 

Empty

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế 

Theo Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa cho biết tại TP.HCM việc triển khai chăm sóc F0 cộng đồng, đây là tình thế buộc phải triển khai việc này trong bối cảnh dịch bùng phát với số lượng lớn trong cộng đồng cần có 1 cơ sở điều trị thu dung bệnh nhân. Việc triển khai F0 cộng đồng, giảm tải cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19, đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân tự quản lý tại nhà có điều kiện tốt hơn. Đây sẽ là một trong những mô hình có thể sau này sẽ tiếp tục sử dụng trong thời gian tới.

Empty

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Y Đại học Y Dược TP.HCM

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Y Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ thêm, trước tình hình số F0 trong cộng đồng tăng nhanh và lan rộng trong cộng đồng, việc thu dung, đưa các F0 về các khu cách ly tập trung gần như khó khả thi. Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức một mô hình chăm sóc F0 tại cộng đồng, F0 ở trong nhà, người bệnh lo lắng về việc tiếp cận nhân viên y tế ngày khi có dấu hiệu để tránh được tử vong.

Mô hình này gồm 2 đội:

Đội 1: Chăm sóc F0 tại nhà thông qua hình thức trực tuyến gồm các bác sĩ, sinh viên, tình nguyện viên sẽ giám sát F0 ở nhà theo hình thức trực tuyến làm hồ sơ bệnh án điện tử để theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày hoặc 2 ngày 1 lần tùy theo tầng suất nguy cơ diễn biến nặng của bệnh nhân. 

Đội 2: Cấp cứu ngoại viện bệnh COVID-19 tại cộng đồng 

Khi F0 có dấu hiệu trở nặng, đầu tiên sẽ gọi cho Hotline, đội 2 sẽ đến ngay tại nhà F0 để sơ, cấp cứu và đưa F0 về trạm, giải quyết. Tại đây có 180 giường, nếu bệnh nhân sau khi sơ cấp cứu xong tình trạng vẫn nặng thì sẽ chuyển lên bệnh viện tầng trên.

Ưu điểm của mô hình này thì có thể chăm sóc được một số lượng F0 lớn ở trong cộng đồng, thực hiện cá thể hóa theo mô hình bác sĩ gia đình. Người F0 sẽ cảm thấy rất yên tâm, được 1 bác sĩ theo dõi từ đầu đến cuối cho đến khi hồi phục. Phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời dấu hiệu trở nặng, giảm tử vong, tránh việc tử vong ở trong nhà, trên địa bàn. Chuyển viện đúng tầng, có tình trạng các F0 khi có bệnh quá hoang mang lo lắng, đôi khi chạy lên bệnh viên ở những tầng trên thì việc có cấp cứu ở cộng đồng sẽ giúp sơ cấp cứu, phân tầng và chuyển viện đúng tầng, như vậy giảm tải được các bệnh viện tầng trên. 

Empty

Ths. BS Lê Phước Truyền - Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP.HCM

Ths. BS Lê Phước Truyền - Giảng viên Bộ môn Nhi - Đại học Y Dược TP.HCM phụ trách cấp cứu Nội viện, Ngoại viện tại Bệnh viện dã chiến quận 8 gồm 10 thành viên và 3 xe cứu thương.

Với mỗi đội thì có từ 10 - 12 thành viên, có 4 đội giống như vậy, được chia làm 3 ca và 4 kíp, sẽ bao quát được các công việc. Đội 1 gặp bệnh nhân trước sẽ báo cáo những trường hợp nằm trong chỉ định nhập viện, những trường hợp đó được đánh giá kịp thời, sẽ được chuyển đến khu cấp cứu để điều trị.

Mô hình này không chỉ được triển khai tại quận 8 mà trước đó được triển khai tại các địa bàn khác của TP.HCM.

Hiệu quả của việc triển khai mô hình này

PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan cho biết thêm, về mô hình này, đầu tiên được triển khai tại quận 10, TP.HCM, sau khoảng 10 ngày triển khai ở quận 10 thì thấy được tình hình kiểm soát ca tử vong ở quận 10 giảm rất rõ rệt. TP chỉ đạo tiếp tục, mang mô hình sang quận 8, mới đây tiếp tục triển khai ở quận Bình Tân.

Empty

Ths.BS Nguyễn Trọng Khoa nói rõ hơn về mô hình quản lý F0 tại cộng đồng được phối hợp với lực lượng tư vấn hỗ trợ từ xa đối với từng người bệnh tại cộng đồng, đồng thời phối hợp với đội cấp cứu lưu động, đây là mô hình hết sức khả thi, ở tất cả các địa bàn đều có thể thực hiện được tại nhiều địa bàn. Song song vừa triển khai quản lý người bệnh tại nhà, vừa cấp cứu xử lý kịp thời trường hợp cần hỗ trợ y tế.

Empty

Ngoài ra, không còn chỉ hỗ trợ F0 mà có thể cả hỗ trợ cấp cứu trong cộng đồng. Các bệnh viện đa số toàn chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến thì những vấn đề khác về sức khỏe khi cấp cứu tại nhà cũng là một vấn đề khó khăn. Phương tiện công cộng đang bị giới hạn, phương tiện cá nhân cũng bị giới hạn cho nên việc đội cấp cứu lưu động phối hợp với đội tư vấn từ xa thì sự kết hợp nhuần nhuyễn này thì sẽ tạo được đáp ứng việc yêu cầu về y của F0 cũng như những người cần.

Empty

Theo Ths. BS Lê Phước Truyền để mô hình này thành công cần phối hợp với địa phương. Đội 1 của Đại học Y Dược TP.HCM luôn cung cấp danh sách bệnh nhân đầy đủ kèm theo số điện thoại đúng thì đội ngũ của Đại học Y Dược sẽ thuận lợi tham vấn cho người nhà, trường hợp F0 cung cấp đầy đủ cho đội 2 xử lý kịp thời, thích hợp.

Empty

Lực lượng y tế địa phương, trạm y tế phụ trách đội 1, tư vấn từ xa, giám sát từ xa, bệnh viện quận phụ trách đội 2. Khi cần cấp cứu, bệnh viện quận sẽ cho đội cấp cứu đến tận nhà người bệnh đưa người bệnh về bệnh viện để xử lý.

Empty

Các trạm y tế lưu động tại phường, xã giúp hỗ trợ xử lý các trường hợp cần sơ cấp cứu tại nhà, giảm ca tử vong. Nên nhân rộng mô hình tăng khả năng tiếp cận y tế ở phường xã, giảm tỉ lệ tử vong. Áp dụng để tuyến quận huyện, phường xã chủ động triển khai cấp cứu người bệnh nhanh nhất. 

 "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer