Câu chuyện 50 ngày chống dịch của một bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 16 TP.HCM
Bác sĩ Ngô Đức Hùng chia sẻ những kỷ niệm về công việc của người thầy thuốc tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai tại TP. Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng của Trung tâm Hồi sức cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai
Tính đến ngày hôm nay 15/10, là ngày thứ 50 bác sĩ Đức Hùng có mặt tại TP.HCM. Cho đến bây giờ anh đã quá quen với công việc ở đây. Những ngày đầu tiên, anh cảm thấy thời gian rất dài, không biết đến bao giờ mới có thể hết đêm được vì khi mặc bộ quần áo bảo hộ ra bên ngoài rất nóng và bí hơi nên lúc nào cũng mong muốn có thể cởi được nó ra. Đến bây giờ đã quen với việc mặc bộ quần áo bảo hộ và thấy nó bình thường dần.
Bệnh viện dã chiến số 16 tại xưởng đóng tàu
Khi đến với TP.HCM trong khoảng thời gian này, anh thấy rất ngỡ ngàng khi trước kia TP.HCM là thành phố trẻ và năng động. "Khi bước chân ra khỏi sân bay, nhìn bên đường chỉ thấy những chú chim đang đậu trên nền đất, không có một bóng người", anh chia sẻ. Trong anh đang nghĩ đến phải chăng COVID-19 đã khiến cho thành phố trở nên hoang vắng như thế này?
Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện dã chiến số 16) tại TP. HCM là một xưởng đóng tàu. Nơi đây nằm giữa một khu đất trống, có rất nhiều cây dừa nước xung quanh, giữa một cánh đồng rất vắng, đội ngũ y bác sĩ phải xây dựng một bệnh viện tại đây, có sức chứa đến 500 người bệnh nặng điều trị ICU gồm nhiều máy móc và các kỹ thuật kèm theo.
Bên trong Bệnh viện dã chiến số 16
Tất cả các nhân viên y tế khi bắt tay vào xây dựng quy trình cho bệnh viện là mỗi người phải hoạt động đến 300% công suất, thực sự họ rất căng thẳng, mệt mỏi khi phải đáp ứng đầy đủ chuyên môn trên một nền tảng hoàn toàn là con số 0 như vậy. "Đây là thách thức rất lớn đối với nhân viên y tế, trong đó có tôi", bác sĩ Đức Hùng chia sẻ.
Khi ngày đầu tiên tiếp nhận các bệnh nhân từ các tuyến chuyển đến thì tất cả những lần đi chống dịch từ trước đến giờ giống như là một cuộc tập rượt, còn tại nơi đây mới là trận đánh đích thực. Bệnh nhân rất nặng và nhiều, khiến cho các y bác sĩ ở đây rất choáng váng trong khoảng thời gian đầu tiên này. Nhưng với những sự quyết tâm, các y bác sĩ ở đây đã ổn định lại tinh thần và cùng nhau làm việc đúng theo quy trình.
"Tâm lý lo sợ khi có quá nhiều bệnh nhân nặng, nhiều tổn thương phổi. Trong thâm tâm luôn lo sợ rằng liệu mình có đủ sức để chiến đấu được hay không? Nếu có nhân viên y tế nào chẳng may bị ốm, nhiễm bệnh thì công việc lại phải dồn lên vai những người còn lại. Chúng tôi không lo lắng việc mình bị nhiễm COVID-19, mà lo lắng mình bị nhiễm thì các đồng nghiệp của mình sẽ phải gánh thêm công việc", bác sĩ Đức Hùng chia sẻ.
Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Bạch Mai (Bệnh viện dã chiến số 16) tại TP. HCM hiện tại có khoảng hơn 400 giường bệnh. Với kinh nghiệm 15 năm làm bác sĩ hồi sức cấp cứu và làm trong môi trường hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân nặng nhưng đây có lẽ là lần đầu tiên, bác sĩ Đức Hùng thấy nhiều bệnh nhân phải thở máy như vậy với mật độ rất lớn. Cũng là lần đầu tiên, bác sĩ Đức Hùng điều trị trong môi trường thiếu thốn trang thiết bị, các quy trình không đầy đủ giống như ở các Bệnh viện Trung ương. Các y bác sĩ luôn tâm niệm phải làm tốt công việc của mình, phải để bệnh nhân luôn trong tình trạng ổn định, các đồng nghiệp không bị bỡ ngỡ, bối rối trước công việc.
Động lực lớn nhất của các y bác sĩ đó chính là sự chuyển biến tích cực của người bệnh đang thở máy - họ cũng có một gia đình, gia đình họ đang chờ đợi họ trở về. "Chính vì vậy, không có lý do gì để mà chúng tôi buông tay bởi vì cùng là đồng bào, người dân. Chúng tôi phải cố gắng hết sức dù chỉ có 1% hy vọng làm được bất kỳ điều gì cho người bệnh.
Các y bác sĩ ở đây phải điều trị với những nhóm bệnh nhân rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì rất nhiều, có những bệnh nhân gặp vấn đề về đường thở, rất khó để can thiệp nếu bệnh nhân suy hô hấp nặng thêm. "Việc thành công khi điều trị bệnh nhân chỉ một phần là công sức của người bác sĩ không làm cho tình trạng bệnh nặng thêm còn lại đa phần phải dựa vào sự nỗ lực của người bệnh. Bệnh nhân phải nỗ lực và hợp tác với bác sĩ tốt thì hiệu quả mới tốt được", bác sĩ Đức Hùng cho biết thêm.
Có những bệnh nhân không dám ngủ, họ chứng kiến quá nhiều mất mát, có những nhân viên y tế cũng thấy stress rất nhiều nhưng được các tình nguyện viên, các sơ trong nhà thờ, sinh viên hỗ trợ cùng nhân viên y tế giúp đỡ nói chuyện, chăm sóc họ hàng ngày khiến họ hiểu được cần cố gắng trong điều trị bệnh. Chính ý chí của người bệnh là một trong những yếu tố để có thể giúp họ thành công, chiến thắng được dịch bệnh bên cạnh việc tuân thủ theo đúng phác đồ và lắng nghe lời khuyên của nhân viên y tế, y bác sĩ.
Làm việc trong môi trường rất nóng bức, kín, xa nhà, xa gia đình, ăn uống không hợp khẩu vị ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng của mỗi người. Các y bác sĩ sau mỗi giờ làm việc thường tìm một thú vui nào đó như đọc sách, viết, đi dạo,... để giải tỏa bí bách trong lòng.
"Đợt chống dịch ở TP.HCM sẽ là kỷ niệm khó quên và ấn tượng trong cuộc đời mỗi người bác sĩ, trong đó có tôi đây là đợt đi chống dịch bị stress, căng thẳng nhất. Tôi luôn mong muốn hết dịch, mọi người trở về cuộc sống bình thường", bác sĩ Đức Hùng nói.
Các y bác sĩ, trong đó có bác sĩ Đức Hùng đã rất nỗ lực để vượt qua tất cả các khó khăn để có thể cứu sống được nhiều bệnh nhân nhất. Cảm ơn các "chiến sĩ áo trắng" ngày đêm thầm lặng cứu chữa bệnh nhân vượt đại dịch COVID-19!
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm