Mô sinh học chữa tổn thương cơ xoay vai

Liệu pháp mới có tên GraftJacket sử dụng vật liệu làm từ da người hứa hẹn điều trị hiệu quả tình trạng đau vai mãn tính do cơ xoay vai - nhóm cơ bao bọc khớp xương vai, sưng viêm hoặc bị rách.
31/03/2023 17:34

Tình trạng tổn thương cơ xoay vai (hay chóp xoay của khớp vai) xảy ra khi khớp vai vận động quá sức hoặc quá mạnh, do chơi các môn thể thao có động tác giơ tay cao quá đầu hay bị tai nạn và té đập vai xuống nền cứng. Nếu tổn thương nhẹ, bệnh nhân được yêu cầu tập vật lý trị liệu và uống thuốc chống viêm để giảm đau. Còn nếu tổn thương nặng như rách chóp xoay, người bệnh cần phải phẫu thuật sau thời gian trị liệu phục hồi 3 - 6 tháng mà không tiến triển.

Ảnh: Verywell Health

Ảnh: Verywell Health

Nhằm giảm thiểu mức độ xâm lấn trong các ca phẫu thuật phục hồi cơ xoay vai, các chuyên gia tại Bệnh viện Hereford (Anh) đã phát triển vật liệu GraftJacket giúp chữa lành mô cơ bị giãn hoặc rách từ da người. Theo đó, mảng da được xử lý loại bỏ các tế bào cũ để chống tình trạng thải ghép. Chỉ với một vết rạch nhỏ trên vai, các bác sĩ có thể đưa da mới vào trong để bao bọc mô cơ bị tổn thương, từ đó các tế bào của chính bệnh nhân bám trụ và phát triển để phục hồi tổn thương. Thử nghiệm trên 20 bệnh nhân bị rách chóp xoay khớp vai cho thấy GraftJacket đã giúp mô cơ bị tổn thương phát triển và tái tạo cơ gân khỏe mạnh, giúp họ phục hồi sau 18 tháng. Trong đó, 85,7% bệnh nhân đã trở lại làm việc sau 4 tháng và 93,8% có thể lái xe sau 8 tháng.

Với kết quả khả quan trên, các chuyên gia đang thử nghiệm Graft Jacket trong điều trị phục hồi thương tổn gân gót chân cũng như tái tạo cơ gân hông và dây chằng đầu gối.

Theo Daily Mail

comment Bình luận

largeer