Một số lưu ý về ăn uống cho trẻ trong ngày Tết mà bố mẹ cần biết

Tết là thời điểm vui chơi, tụ tập nên bố mẹ cũng thường thoải mái trong việc ăn uống của trẻ. Thế nhưng, việc chế độ ăn thay đổi thất thường có thể làm cho trẻ dễ mắc bệnh liên quan đến táo bón, ngộ độc, sâu răng, thậm chí là tiểu đường.
26/01/2021 08:32

Một số lưu ý trong ăn uống cho trẻ ngày Tết

  • Bạn nên hạn chế cho trẻ dùng bánh kẹo

Bánh kẹo là thực phẩm thường thấy mỗi khi Tết đến Xuân về, và đây cũng là thực phẩm mà đứa trẻ nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, nếu cho trẻ ăn nhiều sẽ gây ra tình trạng sâu răng, tăng lượng đường trong máu, rối loạn tiêu hóa…do đó mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo.

Với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ nên để bánh tránh xa tầm tay của trẻ, chỉ khi nào có khách hoặc cần dùng mẹ mới mang ra. Bên cạnh đó, đừng quên cho trẻ uống nước lọc hoặc vệ sinh răng miệng sau khi ăn kẹo để tránh tình trạng sâu răng.

  • Nên chú ý tăng lượng rau xanh trong thực đơn ngày Tết của trẻ

download

Hình minh họa

Rau xanh là thực phẩm mà hầu hết các mẹ ít quan tâm sử dụng vào ngày Tết, vì thời điểm này cả nhà chủ yếu là dự trữ thịt, cá, giò chả là chính. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón, ợ nóng, khó tiêu ở trẻ. Các mẹ cần bổ sung khoai tây, cà rốt, củ cải hoặc các loại cải xanh cho bé, tránh tình trạng táo bón xảy ra.

  • Bố mẹ đừng quên việc tăng cường nước lọc

Cha mẹ đừng quên khuyến khích trẻ uống nước lọc. Các bé thường thích nước ngọt với hương vị dâu, chanh, táo…hơn là nước lọc. Nhưng nước ngọt sẽ khiến trẻ dễ bị đầy bụng, khó tiêu dẫn đến trẻ chán ăn. Do đó, mẹ không nên cho trẻ uống nước, chỉ nên cho bé uống một vài ngụm nhỏ và bổ sung cho trẻ nước lọc, nước canh, sữa tươi hay sữa công thức vào ngày Tết để bổ sung đều đặn các dưỡng chất cho trẻ.

  • Nên cho trẻ tráng miệng bằng sữa chua/trái cây

Ngoài các bữa chính đầy đủ dưỡng chất, mẹ cũng đừng quên bổ sung đồ tráng miệng với trái cây hoặc sữa chua. Sữa chua là thực phẩm tốt nhất cho hệ tiêu hóa, chứa hàm lượng canxi ca

Ngoài các bữa chính đầy đủ dưỡng chất, mẹ cũng đừng quên bổ sung đồ tráng miệng với trái cây hoặc sữa chua. Sữa chua là thực phẩm tốt nhất cho hệ tiêu hóa, chứa hàm lượng canxi cao. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung cho bé các loại trái cây hoặc nước ép, sinh tố từ trái cây như dưa hấu, chuối, dưa chuột, cà chua…để cung cấp chất xơ và các Vitamin cho trẻ.

  • Nên tuyệt đối cho trẻ nói không với đồ tái sống

Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn đồ tái sống vào dịp Tết. Các loại thịt, cá thường được bố mẹ trụng sơ vào nước nóng hoặc nướng tái để giữ lại độ mềm ngọt của món ăn. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoạt động khỏe nên dễ dẫn đến bệnh tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất là nên cho bé ăn đồ đã được nấu chín để bé được khỏe mạnh, an toàn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý ngày Tết cho trẻ theo độ tuổi

Tùy theo lứa tuổi và tình trạng cân nặng của bé yêu. Mà các mẹ có thể lựa chọn ra những món ăn vừa ngon miệng vừa phù hợp với chế độ dinh dưỡng của bé. Dưới đây là một số chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng trẻ khác nhau.

191409-mon-an-ngay-tet-cho-be-duoi-mot-tuoi-duoi-sapo

Hình minh họa

  • Đối với trẻ còn bú sữa mẹ dưới 6 tháng tuổi

Các bậc phụ huynh nên đảm bảo cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, ít nhất 8 lần một ngày. Người mẹ nên ăn uống hợp lý đặc biệt là nên hạn chế các loại gia vị cay nóng. Như: hành, tiêu, ớt, tỏi… để luôn có nguồn sữa tốt nhất cho bé yêu.

  • Trẻ đang ăn dặm hoặc trẻ từ 2 đến 6 tuổi

Thức ăn cho trẻ ngày Tết cũng phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bốn nhóm thức ăn cơ bản gồm bột, đạm, béovitamin và khoáng chất. Phụ huynh phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế những thức ăn cũ. Hoặc phải hâm nóng kỹ trước khi cho bé dùng bữa.

  • Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ bị dư cân, béo phì

Bậc phụ huynh cần kiểm soát việc trẻ ăn những thức ăn quá nhiều chất ngọt, chất béo. Như bánh ngọt, kẹo, mứt, nước ngọt có ga, bánh chưng, bánh tét. Hoặc các loại thức ăn nhiều dầu mỡ như: gà rán, bánh pizza. Nên tăng cường cho trẻ nguồn rau xanh và trái cây tươi.

Thêm vào đó là tạo điều kiện cho trẻ vận động thể lực. Như cho trẻ du xuân bằng đi bộ, đạp xe đạp, chơi bóng trong sân… Điều này sẽ giúp trẻ giải phóng bớt nguồn năng lượng dư thừa của cơ thể.

  • Trường hợp trẻ bị nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng

Đố với những bé trường hợp này, thì cần được tẩm bổ thêm các thức ăn giàu dinh dưỡng. Như: bánh ngọt, mứt tết, bánh chưng, bánh tét, phô mai, bánh pizza… Tuy nhiên chỉ nên cho bé thưởng thức sau bữa ăn chính như một phần thưởng dành cho trẻ. Tránh tình trạng trẻ bị đầu bụng và không chịu ăn nhiều cho bữa chính. Điều này sẽ làm cho tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ tồi tệ hơn.

  • Công thức dinh dưỡng dành cho trẻ di chuyển hoặc đi xa cùng gia đình

Bố mẹ của bé cần chuẩn bị những loại thức ăn chế biến sẵn, có thương hiệu và uy tín. Như: sữa bột các loại, cháo ăn liền, mì ăn liền, nước uống lành mạnh… Phù hợp theo lứa tuổi và tình trạng cân nặng của trẻ. Để đảm bảo sức khỏe cho bé trong suốt chuyến đi dài.

Thanh Hà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer