Một số vấn đề sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19
Trong nghiên cứu của GS.TS Cao Tiến Đức - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần, Học viện Quân Y và cộng sự tại khu cách ly, các đối tượng cách ly, những người phục vụ, người dân trong cộng đồng bị phong tỏa… cho thấy phản ứng tâm lý của họ rất mạnh. Người già, phụ nữ, trẻ em, người có trình độ học vấn thấp là những đối tượng dễ bị tác động tâm lý, do đó dễ mắc các rối loạn về tâm thần.
Do đó, để lý giải một số vấn đề sức khỏe tâm thần trong đại dịch COVID-19, tại buổi Hội thảo “Phòng chống COVID-19 tại cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng Việt Nam phối hợp với Hội quân dân y Việt Nam và Bộ môn Y học gia đình - Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức, GS.TS Cao Tiến Đức đã có những chia sẻ thiết thực về vấn đề này.
Đánh giá của WHO
Viêm đường hô hấp cấp do nCoV là một bệnh mới, có nguy cơ lây lan mạnh, nguy cơ tử vong cao. Bệnh lây lan mạnh tại Vũ Hán sau đó lan tràn đi các nơi. Bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh lây qua đường hô hấp (tiếp xúc gần). Ngày 31/1/2020, WHO công bố tình trạng y tế khẩn cấpmtoàn cầu. Ngày 11/3/2020, WHO chính thức công bố dịchmCOVID-19 là đại dịch trên toàn cầu. Ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ công bố dịch COVID-19, bệnh truyền nhiễm nhóm A trên phạm vi cả nước.
Cơ chế bệnh sinh
Protein S của nCoV gắn với thụ thể DPP4 (CD 26) trên bề mặt tế bào biểu mô phế quản. Do thụ thể DPP4 có mặt ở nhiều lọai tế bào phế nang, thận, ruột, tế bào gan và cả tương bào nên nCov còn có thể gây tổn thương nhiều tạng khác.
Gây nhiễm các đại thực bào và bạch cầu đơn nhân, kích thích lympho bào giải phóng các cytokin (IL 12, TL 8, IFN-γ) và chemokine (IP-10 / CXCL-10, MCP-1/ CCL-2, MIP-1α / CCL-3, RANTES / CCL-5) khởi phát quá trình viêm và gây tổn thương các phủ tạng.
Ngoài các cytokine trên, còn có sự gia tăng của chemotactic protein-1 (MCP-1) vài nterferon-gamma-cảm ứng protein-10 (IP-10) làm ức chế tăng sinh của các tế bào dòng tủy, dẫn đến giảm bạch cầu.
Nghiên cứu ở Sơn Lôi – Bình Xuyên
83,8% lo lắng dịch ảnh hưởng sức khỏe bản thân và gia đình; 87,4% lo lắng dịch lây lan cộng đồng; 83,2% lo lắng dịch sẽ bùng phát trong tương lai; 19,8% tức giận với F0 và lây lan cộng đồng
Đánh giá mức độ căng thẳng liên quan dịch bằng thang PSS-10(Perceived stress scale): Thấp: 13,0%; Trung bình: 84,0%; Cao: 3%
Đánh giá hậu quả do đại dịch sau cách li bằng thang IES-R:(Impact of Event Scale – Revised): 37,4% không để lại hậu quả; 31,0% cần theo dõi RL stress sau sang chấn trong tương lai; 12,2% có RL stress sau sang chấn; 19,4% c RL stress sau sang chấn kéo dài.
Các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tâm thần
- Đối với mọi người: bệnh lây lan nhanh, tổn thương nặng, nguy cơ tử vong cao; Ảnh hưởng kinh tế xã hội, đặc biệt những người không có tích lũy, cô đơn. Lo cho bản thân, lo cho người thân. Cái chết của bệnh nhân nói chung, đặc biệt người thân, nhân cách, sức khỏe cơ thể, công việc, do sử dụng corticosteroid không hợp lý...
- Trẻ em, thanh niên không được đến trường...
- Bệnh nhân COVID: có tổn thương tế bào não do virus, do tổn thương các cơ quan, do suy hô hấp...
Các rối loạn tâm thần
Các rối loạn về não và sức khỏe tâm thần cao hơn ở những người sống sót sau COVID-19. Khoảng 20% của 236379 người sống sót sau COVID-19 rối loạn tâm thần trong 3 tháng đầu và 34% trong 6 tháng. Lo âu 17% và trầm cảm 14%, không liên quan đến mức độ nhẹ hay nặng của COVID-19 của bệnh nhân .COVID-19 nghiêm trọng: 7% bị đột quỵ trong vòng sáu tháng và 2% SSTT.
Mỹ: 40% rối loạn LA, rối loạn TC; rối loạn giấc ngủ 36%, rối loạn ăn uống 32%; Tăng sử dụng chất kích thích 12%; Làm trầm trọng các bệnh mạn tính 12%; Thanh niên: 56% TC và LA; Tăng ý tưởng tự sát từ 11% lên 23%; Một nghiên cứu: 45 - 62% kinh hoàng, sợ hãi, bất lực; 40 % căng thẳng.
Rối loạn tâm thần ở phụ nữ sau sinh
Rối loạn tâm thần sau sinh ảnh hưởng 20% số bà mẹ mắc COVID-19; 50% người mang thai đau khổ về tâm lý, việc sử dụng rượu bia gia tăng ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người có con nhỏ.
Lâm sàng rối loạn tâm thần ở bệnh nhân COVID
Rối loạn tâm thần do bệnh nhiễm virus; Đặc điểm lâm sàng ba hình thái khác nhau: Có rối loạn ý thức: biểu hiện bằng các trạng thái mù mờ ý thức, mê sảng, lú lẫn hoặc mê mộng (ít gặp) hoặc có thể hôn mê các mức độ khác nhau;Tiến triển kéo dài không có rối loạn ý thức: xuất hiện ảo giác, hoang tưởng, căng trương lực, hưng cảm, trầm cảm, sững sờ, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ...; Xuất hiện hội chứng Korsakov và tâm thần thực thể khác: hội chứng suy nhược thần kinh kéo dài, rối loạn trí nhớ và các chức năng tâm thần khác.
Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần có rối loạn ý thức
Rối loạn ý thức thường xuất hiện ở các trạng thái nhiễm khuẩn cấp tính và tối cấp tính; Biểu hiện rối loạn ý thức thường gặp là trạng thái ngủ gà, lú lẫn, u ám, mê sảng. Bệnh nhân mất định hướng môi trường, thời gian, còn định hướng bản thân – có thể có ảo giác.
Tiến triển không có rối loạn ý thức
Không rầm rộ, tiến triển kéo dài, có tính chất mạn tính; SNTK, các rối loạn rất mơ hồ, rối loạn giấc ngủ tăng dần, rất dễ nhầm với rối loạn do stress, ảnh hưởng đến năng suất lao động; Có thể có ảo giác: ảo thị giác, ảo thính giác, không ảo giác giả; Có thể có hoang tưởng, thường gặp là các hoang tưởng: bị theo dõi, bị truy hại, bị buộc tội...; Có thể căng trương lực, bất động CTL, CTL sững sờ. Kích động CTL trong phạm vi hẹp quanh giường bệnh của mình do các rối loạn tâm thần khác chi phối. giảm cảm xúc, trầm cảm nhẹ. Đôi khi vô cảm nhưng không có biến đổi nhân cách.
Các rối loạn khác
Các biểu hiện hội chứng Korsakov và tâm thần thực thể khác; NK càng nặng, rối loạn tâm thần càng nặng, kéo dài; HC Korsakov, bệnh nhân quên thuận chiều, quên các sự kiện sau khi bị bệnh và thường tự bịa để bù vào chỗ quên với nội dung ly kỳ, hoang đường.
Rối loạn tâm thần thường gặp: Bệnh nhân COVID và người dân trong cộng đồng có thể gặp rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, rối loạn stress.
Rối loạn giấc ngủ: Rối loạn giấc ngủ bình thường chiếm 40% dân số; Trong đại dịch tăng lên: Khó ngủ, ngủ ít, hay thức giấc, hay dậy sớm; Có thể do bệnh cơ thể hoặc lo lắng về sức khỏe,sợ dịch...
Rối loạn lo âu: Các biểu hiện cơ thể của rối loạn lo âu
- Trên tim mạch: Hồi hộp; Tăng huyết áp, động mạch; Đau, bỏng vùng trước tim; Cảm giác co thắt lồng ngực
- Dạ dày - ruột: Nôn; Cảm giác trống rỗng trong dạ dày; Trướng bụng; Khô miệng; Tăng nhu động ruột; Cảm giác “hòn, cục” ở cổ
- Hô hấp: Tăng nhịp thở; Cảm giác thiếu không khí; Cảm giác khó thở
- Khác: Tăng trương lực cơ; Run; Mệt mỏi; Ra mồ hôi; Chóng mặt; Đau đầu; Mót đi tiểu; Rét run; Giãn đồng tử
Rối loạn trầm cảm: 3 triệu chứng chủ yếu như Khí sắc trầm; Mất mọi quan tâm và thích thú; Giảm năng lượng dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động. 7 triệu chứng phổ biến khác gồm Giảm tập trung chú ý; Giảm tự trọng và lòng tự tin; Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng; Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan; Có ý tưởng và hành vi tự sát; Rối loạn giấc ngủ; Ăn không ngon miệng.
Rối loạn stress: Phản ứng stress cấp; Rối loạn stress sau sang chấn; Rối loạn sự thích ứng
Điều trị các rối loạn tâm thần do COVID
Cần sử dụng liệu pháp tâm lý: Điều trị đặc hiệu bệnh nhiễm khuẩn; Sử dụng thuốc hướng tâm thần phải thận trọng, nên kết hợp các liệu pháp vitamin, bù nước - điện giải và nâng đỡ thể trạng, tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể bệnh nhân.
Điều trị cụ thể: Hội chứng hưng cảm: cho các thuốc bình thần: Grandaxin, seduxen, lexomil, bổ tâm an thần, bình can an thần, thậm chí có thể cho thuốc an thần kinh mạnh, (neuroleptic) nhưng rất hạn chế; Hội chứng trầm cảm: cho các thuốc hưng thần nhẹ như cafein, nhân sâm hoặc có thể cho anafranil, amitriptylin, các thuốc SSRI; Hội chứng paranoid hoặc ảo giác paranoid: có thể dùng các thuốc an thần như haloperidol, fluphenazin, tisercinhoặc an thần kinh mới: Olanzapin, quetiapin...
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm