Mỹ: Ca COVID-19 tăng mạnh do biến thể mới

Đường cong bản đồ dịch bệnh COVID-19 ở Mỹ đang có xu hướng đi lên sau nhiều tháng suy giảm, với số ca mắc mới mỗi ngày tăng gấp đôi sau 3 tuần. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của biến thể delta lây lan nhanh và tốc độ tiêm chủng đang chậm lại.
16/07/2021 05:50

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca lây nhiễm  được ghi nhận đã tăng lên mức trung bình khoảng 23.600 một ngày. So với thời điểm ngày 23/6, số ca nhiễm COVID-19 chỉ dừng ở số 11.300 ca, đến nay con số này đã tăng lên gấp đôi. 

Tiến sĩ Bill Powderly, đồng giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm của Trường Y thuộc Đại học Washington cũng dự đoán số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng lên nhất là sau ngày nghỉ lễ Quốc khánh ở Mỹ (4/7).

l1

Mỹ xét nghiệm COVID-19 cho người dân

Nhiều bang tại Mỹ  đang phải đối mặt với xu hướng chống  vaccine, trong khi đó biến thể Delta- có nguồn gốc từ  Ấn Độ dễ lây lan  đang chiếm tỷ lệ lớn trong số các ca COVID-19. Trên toàn nước Mỹ, Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC),  55,6% tổng số người Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine. Đáng chú ý, 5  bang có số ca bệnh trên đầu người tăng cao nhất trong 2 tuần gần đây  có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn  như  Missouri, 45,9%; Arkansas, 43%; Nevada, 50,9%; Louisiana, 39,2%; và Utah, 49,5%.

Tuy nhiên sự gia tăng số ca bệnh gầy đây ở Mỹ vẫn chưa đạt tới mức đỉnh là 250.000 ca như thời gian trước đây.  Hiện nay số tử vong ở Mỹ  đang ở mức dưới 260 ca mỗi ngày, số ca tử vong cao nhất tại Mỹ từng trải qua là hơn 3.400 ca vào mùa đông. Điều này cho thấy sự ngăn chặn dịch bệnh vô cùng hiệu quả của vaccine, nó có thể giúp  người mắc bệnh không bị nặng hơn và tránh được nguy cơ tử vong.

Trước việc  gia tăng các ca bệnh, các cơ quan y tế ở Los Angeles và St. Louis yêu cầu những người đã được tiêm chủng tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Chính quyền Chicago đã ra thông báo yêu cầu du khách chưa được tiêm phòng đến từ Missouri và Arkansas phải cách ly trong 10 ngày hoặc có kết quả

l2

Đường cong dịch bệnh về số ca mắc theo ngày đang có xu hướng đi lênĐường cong dịch bệnh về số ca mắc theo ngày đang có xu hướng đi lên

Tại Mississippi, cơ quan y tế đã ra  khuyến cáo những người từ 65 tuổi trở lên và những người mắc bệnh mãn tính nên tránh xa các cuộc tụ tập đông người trong nhà vì số ca nhập viện ở bang này đã  tăng 150% trong 3 tuần qua.

Tại Louisiana, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước, các quan chức ở thành phố New Orleans cho biết, họ  sẽ xem xét về  các cuộc tụ tập thể thao và giải trí lớn, trong đó yêu cầu người tham gia phải đeo khẩu trang hoặc có xét nghiệm âm tính với COVID-19. Các quan chức y tế tiểu bang cho biết các trường hợp nhiễm SARS-CoV-d đang gia tăng, phần lớn là ở những người không được tiêm chủng.

Tiến sĩ James Lawler, lãnh đạo Trung tâm An ninh Y tế Toàn cầu tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska ở Omaha, cho biết việc mang khẩu trang trở lại và hạn chế tụ tập sẽ có ích. Nhưng ông thừa nhận rằng hầu hết những nơi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn " là những khu vực không thực hiện các quy định giãn cách."

Ông Lawler cảnh báo rằng những gì đang xảy ra ở Anh có thể là bức tranh sắp được vẽ lại  ở Mỹ.

Biến thể Delta sẽ trở thành loại biến thể chiếm ưu thế.  

Hiện nay, chính quyền Mỹ  đã thành công trong việc thuyết phục người cao tuổi ở Mỹ đi tiêm phòng, nhưng những người trẻ tuổi dường như thờ ơ hơn với vaccine. Một mặt là do người Mỹ đang chứng kiến sự giảm mạnh số ca mắc và tử vong so với trước, mặt khác người dân còn chủ quan, cho là dịch bệnh đã qua.

Biến thể dễ lây nhiễm mang tên Delta vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có nước Mỹ, nó được dự báo sẽ lây lan nhanh chóng ở những người chưa được tiêm phòng.  Cũng như nhiều quốc gia châu Âu khác, một số bang ở Mỹ đã quay lại các biện pháp giãn cách nhằm chặn đứng chuỗi lây nhiễm, trong khi thúc giục người dân tiếp tục đi tiêm vaccine.

(Theo SKDS)

comment Bình luận

largeer