“Nếu không có tài chính tốt, tôi sẽ thiếu quyết đoán khi chữa bệnh cho con”

Đó là chia sẻ của anh Việt Huy (34 tuổi ngụ ở quận Tân Phú, TPHCM) khi đã trải qua thời gian đồng hành cùng con trai chỉ mới hơn 2 tuổi chiến đấu với bệnh hiểm nghèo.
29/08/2023 07:35

Áp lực nhẹ nhàng, cuộc sống dễ dàng

Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm cho con trai cách đây 2 năm, anh Huy lựa chọn sản phẩm bảo hiểm có liên kết đầu tư, bởi anh nghĩ đơn giản để khi nào có tiền bỏ vào đó đầu tư cho con mình trong tương lai cũng như tận dụng được các quỹ của sản phẩm liên kết đơn vị để gia tăng thu nhập. Nhưng biến cố đến bất ngờ, đầu tháng 5 vừa qua, anh vừa thực hiện yêu cầu chi trả hai hợp đồng bảo hiểm để lấy tiền chi trả viện phí cho đứa con trai không may mắc bệnh hiểm nghèo khi chỉ mới hơn 2 tuổi.

Empty

Anh Huy và con trai

Anh Huy cho biết việc chữa trị căn bệnh hiểm nghèo cần đến 1 tỉ đồng nếu điều trị trong nước còn nếu ở Singapore thì ít nhất 3 tỷ ở thời điểm đó. Hai hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp anh có hơn 700 triệu đồng để thanh toán, cộng thêm bảo hiểm y tế chi trả 100% cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là hơn 80 triệu. Số tiền còn lại, anh hiện đang thực hiện thủ tục yêu cầu chi trả từ bên bảo hiểm sức khỏe mua thêm bên ngoài.

Việc tham gia bảo hiểm từ sớm đã giúp cho gia đình anh không cần phải suy nghĩ đến chuyện tiền bạc. Số tiền từ ba loại bảo hiểm (y tế bắt buộc, nhân thọ và sức khỏe) đã gần như bao phủ đầy đủ chi phí chữa trị. May mắn nữa là đến nay, căn bệnh của con anh đã được đẩy lui và sức khỏe bé hồi phục rất tốt.

“Hồi xưa hiểu và chỉ nghĩ đến việc mua bảo hiểm cho bản thân mình vì là người trụ cột chính, nhưng khi con bệnh rồi mới thấy rằng sức ép tài chính mà người phụ thuộc ảnh hưởng đến người trụ cột cũng lớn không kém. Con bị bệnh thì tốn kém cỡ nào dĩ nhiên mình cũng phải chi, tuy nhiên phải suy nghĩ, thậm chí tính toán bán tài sản trong gia đình. Nếu không có tài chính tốt, có lẽ mình sẽ hơi thiếu quyết đoán, chưa kể tranh cãi nội bộ gia đình, còn có bảo hiểm “lo” rồi thì cứ đưa con thẳng tới bệnh viện tốt nhất thôi. Bảo hiểm thì tới khi đụng chuyện rồi thì mình mới thấy nó có giá trị”, anh Huy chia sẻ.

Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nhanh tại các đô thị hiện đại, bên cạnh nhu cầu bảo vệ nguồn thu nhập cho bản thân và người thân trong gia đình, một nhu cầu thực tế khác là tích lũy tài chính cũng đang ngày càng tăng lên. Trong đó, phổ biến là tâm lý chọn mua bảo hiểm vừa để bảo vệ, vừa để tích lũy một khoản tiền cho con trong tương lai, cũng tức là giúp áp lực tài chính nhẹ nhàng hơn cho chính bản thân và gia đình.

Chẳng hạn như trường hợp của anh Huy Thông (36 tuổi, ngụ ở quận Gò Vấp, TPHCM), cùng mua hai hợp đồng bảo hiểm đầu tư thuộc sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (ULP) cho hai con, tính đến nay đã ba năm qua sau đợt dịch Covid-19 đầu tiên bùng phát, với mức phí bình quân 1 triệu đồng mỗi tháng mỗi hợp đồng. Về nguyên nhân lựa chọn dòng sản phẩm này, theo anh Thông, sau khi tìm hiểu thì anh thấy dòng sản phẩm này không chỉ có giá trị bảo vệ cao, điểm đặc biệt ưu thế hơn sản phẩm bảo hiểm truyền thông là bảo hiểm liên kết chung còn có thể rút tiền (giá trị hoàn lại) khi đáo hạn hợp đồng.

Đặc thù của dòng sản phẩm này giúp các trụ cột gia đình lựa chọn để tích lũy an toàn vì vừa có giá trị bảo vệ vừa có lãi suất cam kết chi trả hàng năm, giúp người mua bảo hiểm có thể chủ động tính toán dòng tiền tích lũy trong tương lai. Số tiền cũng mang tính linh hoạt khi người tham gia có thể “nạp thêm” để tích lũy thêm tùy theo nhu cầu tài chính chứ không cố định.

“Mình tham gia vì sản phẩm này cho phép mình linh hoạt góp thêm tiền. Thực tế mình cũng đã góp thêm vài lần, coi như khoản tích lũy đều đặn và cố định. Những khoản này được xem là tích lũy dài hạn nên mình sẽ không đụng đến, có thì góp thêm chứ không ảnh hưởng gì đến cuộc sống hiện tại. Giá trị hợp đồng chính thì mình tham gia phù hợp với thu nhập tích lũy của hai vợ chồng nên cũng thấy thoải mái, không có áp lực nào”, anh Thông nói.

Tích lũy đều đặn và an toàn cao

Giá trị tích lũy của các sản phẩm bảo hiểm có liên kết đầu tư trên thực tế là một trong những ưu điểm mà người dân quan tâm đến trong thời gian qua, và thường xuyên so sánh với những sản phẩm tài chính khác như gửi tiết kiệm ngân hàng.

Empty

Như anh Thông tính toán, với hợp đồng bảo hiểm 20 triệu đồng mỗi năm, cứ cho lãi suất ngân hàng cao lắm đi nữa khoảng 10%/năm thì mỗi năm cũng chỉ có thêm được 2 triệu đồng. Khoản tiền tích lũy này không thể so sánh với số tiền bồi thường bảo hiểm khi có biến cố, rủi ro không lường trước. Còn nếu may mắn không phải kết thúc hợp đồng sớm, số tiền đáo hạn thu về vẫn hấp dẫn khi được cam kết mức lãi suất cố định.

Hiện nay, một số công ty bảo hiểm hiện trả mức lãi suất quanh 4-5%/năm. Mức lãi suất sẽ tùy vào từng công ty bảo hiểm và từng thời kỳ, nhưng khách hàng cũng sẽ được hưởng lợi ích tích lũy với dòng tiền cố định, chắc chắn mà không cần phải suy nghĩ gì thêm. Đơn cử như Prudential Việt Nam, tính chung 2022, lãi suất đầu tư công bố trong mỗi quý của doanh nghiệp duy trì ổn định ở mức 5,0%/năm, và tính riêng tháng 5/2023, lãi suất công bố hấp dẫn trên thị trường của Prudential Việt Nam cho dòng sản phẩm liên kết chung đạt mức 5.25%.

Ở trường hợp của anh Huy, hai hợp đồng mà anh Huy đã mua cho con ở trên là dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị (ILP), nhưng sản phẩm anh lựa chọn cho bản thân là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung. “Là người trụ cột của gia đình nên tôi muốn chọn sản phẩm bảo hiểm mang tính bảo vệ cao, hợp đồng này tôi cũng đã góp thêm tiền nhiều lần”, anh Huy nói.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, với đặc thù về phòng ngừa rủi ro và có thể tích lũy tài chính, dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư ngày càng phổ biến, phù hợp với nhóm là những người trẻ họ có thu nhập cao ổn định nhưng đồng thời họ lại cần phải có những bảo hiểm về mặt y tế, hoặc cần tích lũy giáo dục cho con.

“Với khoảng thu nhập ổn định từ 1.000-2.000 đô la mỗi tháng, chúng ta có thể hoàn toàn tham gia vào bảo hiểm liên kết đầu tư. Còn lựa chọn vào sản phẩm liên kết chung hay đơn vị tùy còn tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của họ”, TS. Ánh nói.

Nếu là dòng sản phẩm liên kết chung (ULP), nhà đầu tư sẽ có khoảng lợi nhuận nhất định từ cam kết lãi suất, tránh rủi ro bất thường như dòng sản phẩm liên kết đơn vị vốn không cam kết lợi nhuận. “ULP còn giúp cho khách hàng có thêm một  kênh nữa để có thể đầu tư theo cách bền vững, lâu dài và an toàn. Nếu so sánh với các kênh đầu tư nhiều rủi ro khác, đây rõ ràng là kênh tích lũy an toàn mà khách hàng có thể lựa chọn”, TS. Ánh nhìn nhận.

Trở lại với trường hợp của anh Huy, biến cố bệnh hiểm nghèo đã làm thay đổi đáng kể quan điểm của anh về việc xây dựng kế hoạch tài chính dự phòng tương lai. Đến giờ, anh vẫn thấy tiếc khi chọn quyền lợi bệnh hiểm nghèo chỉ ở mức thấp (25%) khi mua bảo hiểm cho con vào hai năm trước.

“Lúc đó mình thấy như vậy là đủ, nhưng giờ lại thấy là quá ít. Nhưng dù gì đi nữa, mình nghĩ là nên mua càng sớm càng tốt, không chỉ vì mua sớm thì phí sẽ rẻ hơn, mà đó còn là mua sự an tâm cho chính bản thân mình. Thương con nhưng tới lúc đó không có tiền lo cho con thì lúc đó mình sẽ cảm thấy rất hối hận”, anh Huy chia sẻ.

Vũ Hường

comment Bình luận

largeer