Ngành dược có những chuyển biến tích cực trong mùa dịch COVID-19
Ngành dược đối mặt nhiều rủi ro, thách thức
COVID-19 đã trở thành cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu lớn nhất trong 100 năm trở lại đây. Nó đang tác động đến tất cả mọi người theo nhiều cách. Trong đó ngành y tế, dược phẩm là một trong những ngành dịch vụ thiết yếu đang đối mặt với vô vàn áp lực và có nguy cơ lây nhiễm cao do tiếp xúc với hàng trăm ngàn lượt khách mỗi ngày.
(Ảnh minh họa)
Các sở y tế và đơn vị bán lẻ dược phẩm đang đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong cuộc chiến dài kì phòng chống dịch COVID-19. Công việc của dược sĩ nhà thuốc góp phần hỗ trợ ngành y tế nhận diện sớm trường hợp nguy cơ, kịp thời truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Thêm nữa, dù tuân thủ và thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch 5K nhưng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cho nhân viên nhà thuốc vẫn cao hơn các nhân viên ngành bán lẻ khác vì qua điều tra dịch tễ, nhiều trường hợp mắc COVID-19 đã từng đến mua thuốc tại các nhà thuốc trước khi được phát hiện dương tính.
Do đó, một khi các cơ sở y tế và đơn vị bán lẻ dược phẩm bị COVID xâm nhập và chọc thủng có thể tạo ra “hiệu ứng domino” tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề khác. Do đó, “lá chắn” này cũng cần nhận được sự lưu tâm và bảo vệ tối đa từ các bộ, ban ngành.
Ngoài ra, doanh nghiệp trong lĩnh vực dược, thiết bị - vật tư y tế vẫn gặp khó khăn muôn thuở: Thiếu vốn, dẫn đến mất lợi thế cạnh tranh và bỏ lỡ những hợp đồng, thương vụ có giá trị.
Cơ hội tăng trưởng trong “bão” COVID-19
Tuy nhiên, không phải chờ đến lúc mối đe doạ bệnh tật liền kề mới làm gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế, trên thực tế Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường dược phẩm và vật tư - thiết bị y tế vô cùng tiềm năng, nhất là khi sức khoẻ tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết người Việt, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh leo thang và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Đại dịch COVID-19 được xem là “chất xúc tác” thúc đẩy đến quá trình sản xuất thuốc, thiết bị, vật tư… Nhiều sản phẩm thiết yếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế đã được doanh nghiệp Việt xuất khẩu tới các quốc gia khác nhau.
Thị trường dược phẩm của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 7,4 tỷ USD. Nhiều chuyên gia và tổ chức nhận định: “Ngành dược, vật tư - thiết bị y tế sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số trong một vài năm tới”.
Fitch Solution dự báo tăng trưởng ngành dược Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt mức 8,7%. Còn hãng nghiên cứu thị trường IBM cho rằng thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 11% trong giai đoạn 2021-2026, độ lớn thị trường tăng lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026.
Nhiều chuỗi nhà thuốc đã vươn lên, chiến thắng đại dịch, đạt mức tăng trưởng ấn tượng. đơn cử như Công ty Dược phẩm Imexpharm (IMP), doanh thu thuần năm 2020 chỉ đạt 1.369 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ; song nhờ việc tái cơ cấu lại danh mục sản phẩm, tập trung khai thác những mặt hàng có biên lợi nhuận cao, đặc biệt của các nhà máy EU-GMP khiến chi phí giá vốn giảm sâu hơn đến 6% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 547 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp đạt 39,9%; lãi trước thuế đạt 255,4 tỷ đồng, hoàn thành trên 98% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt gần 210 tỷ đồng, tăng 29,2% so với lợi nhuận đạt được năm 2019.
Còn với Traphaco (TRA), việc quản trị hiệu quả các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí vật tư đầu vào đã giúp doanh thu thuần lũy kế cả năm 2020 của công ty đạt gần 1.909 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 216,7 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2019 (tương đương EPS đạt 4.185 đồng).
Hay như Tập đoàn Pharmacity không những đạt mức tăng trưởng cao mà còn thực hiện rất tốt quy định “5K” để chung sống an toàn với dịch bệnh của Bộ Y tế. Dù đã trải qua 4 đợt dịch, Pharmacity vẫn tiếp tục nâng cao công tác tư vấn sức khỏe và cung cấp thuốc, trang bị vật tư y tế... đồng thời hỗ trợ sàng lọc thông tin dịch tễ khi cần khoanh vùng những ca bệnh COVID-19 trong cộng đồng. Chính vì thế, việc bảo vệ đội ngũ dược sĩ tại nhà thuốc là góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Đây cũng là một trong những điều mà các tổ chức y tế trên thế giới tập trung thực hiện.
Với tốc độ tăng trưởng “thần kỳ”, có những doanh nghiệp đã đặt ra kế hoạch doanh thu cho cả năm 2021. Như Dược phẩm Bến Tre đặt kế hoạch doanh thu 918 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 19,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2020. Dược phẩm Trung ương CPC1 đặt mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2020, lợi nhuận sau thuế 41,6 tỷ đồng, tăng 2,56%.
Bên cạnh sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp dược, thiết bị – vật tư y tế, các ngân hàng cũng tạo điều kiện, giúp sức hỗ trợ các doanh nghiệp này “đi qua” đại dịch. Điển hình như Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đã tung ra gói giải pháp tài chính trọn gói, chuyên biệt được BAC A BANK thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y dược với sự đa dạng về hình thức cấp tín dụng và linh hoạt về chính sách tài sản bảo đảm - hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, triển khai dự án.
Nhìn chung, ngành dược Việt Nam 2021 còn rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên việc đầu tư mở rộng, tăng năng suất, nâng cấp nhà máy đạt chuẩn GMP, hoạt động nghiên cứu phát triển còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong ngành dược cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác quản trị rủi ro đặc biệt là công tác dự trữ nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế toàn cầu.
* "Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Linh Nhi
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm