Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Gia đình hai thế hệ làm nghề giáo

Chúng tôi đến chơi nhà cụ ông Nguyễn Phú Thăng (SN 1940) ở Tổ dân phố Phú Thứ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm bắt gặp hình ảnh cụ đang ngồi cặm cụi bên chiếc máy tính. Cụ Thăng đã gần 84 tuổi nhưng cụ vẫn hàng ngày miệt mài ngồi sáng tác thơ bên chiếc máy tính cùng hàng trăm tập thơ xung quanh.
14/11/2023 15:17

Cha làm nghề giáo…

Hình ảnh người thầy giáo già với mái tóc bạc trắng, đôi bàn tay chậm rãi gõ từng phím trên trang thơ còn dang dở như gợi lại ký ức của các trò về một người thầy cần mẫn soạn giáo án bên ánh đèn khi xưa. Cụ lẫm chẫm đứng dậy chào đón chúng tôi, cụ vẫn nhận ra người đến thăm là ai rồi cụ phấn khởi tay run run rót nước, mời trà.

Empty

Cụ Nguyễn Phú Thăng đang ngồi làm việc bên chiếc máy tính

Ngồi nghe cụ kể chuyện ngày xưa làm cho chúng tôi – những người đã là học trò lại gợi nhớ về những thầy cô giáo của mình. Cụ ông Phú Thăng tốt nghiệp khoa tiếng Pháp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1965. Sau đó, cụ được phân công về giảng dạy tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cụ được cử sang Pháp học vào những năm 1975 – 1976 và 1980 – 1981.

Empty

Cụ ông về nước và dạy tiếng Pháp tại Đại học Tổng hợp Hà Nội đến năm cụ 60 tuổi thì về hưu. Cụ ông vẫn còn niềm đam mê giảng dạy cho học trò môn tiếng Pháp nhưng vì thính lực một bên tai đã không thể nghe rõ. “Tôi vẫn muốn được dạy dỗ các trò yêu lắm nhưng khi ấy, thầy giảng trò vẫn nghe thấy tiếng, trò nói là thầy gần như chỉ nghe được bằng một bên tai”, cụ ông trầm ngâm kể lại.

Empty

Giá sách với nhiều tập thơ của cụ Thăng

Bên cạnh chiếc bàn máy tính là giá sách với đầy đủ loại sách tiếng Pháp, các tập thơ của cụ và của các bạn thơ tặng. Ấn tượng nhất có lẽ là cuốn từ điển tiếng Pháp cụ ông luôn đem theo mình những năm tháng thanh xuân – cuốn sách ấy đã bạc màu, sờn rách và được xuất bản từ năm 1952, đến nay cuốn sách ấy đã 70 năm. 70 năm qua, cuốn sách luôn theo cụ như một hành trang trên hành trình giảng dạy cho các học trò và rồi giờ thành kỉ vật, cụ vẫn giữ gìn cẩn thận, mỗi khi cần tra từ gì mà bản thân quên cụ lại cầm chiếc kính lúp giở từng trang sách để tìm hiểu.

Empty

Cuốn từ điển tiếng Pháp 70 năm tuổi

Chiếc máy tính có kết nối internet để cụ có thể đọc tin tức hàng ngày, khi nào thấm mệt, cụ lại nằm nghe đài. Tuổi già của cụ an nhàn, thảnh thơi với những thú vui “xuất khẩu thành thơ”. Không để cho bản thân bị mai một, cụ ông tham gia Câu lạc bộ thơ Việt Nam Hương Đồng và phát hành 4 tập thơ cá nhân.

z4878847895195_46069873b5704ea5d851c5cf4260606a

Cụ Thăng và con gái thứ ba cùng các cháu ngoại, chắt ngoại

Cụ Thăng có 5 người con, hai con trai đầu, giữa là con gái thứ ba và 2 con trai út. Con trai cả của cụ Thăng là ông Nguyễn Phú Tiến, giảng viên về hưu của Học viện Kỹ thuật Quân sự. Con trai thứ hai của cụ là ông Nguyễn Quang Tuyến (SN 1962), tốt nghiệp khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp và hiện đang mở cơ sở gò hàn - nghề truyền thống của làng Phú Thứ. Con gái thứ ba của cụ Thăng là bà Nguyễn Thị Kim Quy (SN 1965), cán bộ nghiên cứu đã về hưu từng công tác tại Viện Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Con trai thứ tư của cụ là ông Nguyễn Phú Quang Tuyên (SN 1969), tốt nghiệp Học viện Tài chính và từng làm kế toán tại Bưu điện Nam Từ Liêm. Con trai út là ông Nguyễn Phú Quang (SN 1971) hiện đang làm nghề lái xe. Cụ hiện tại có 9 cháu và 2 chắt ngoại.

Empty
Empty
Empty

Những thành tích của cụ Thăng

Trong những năm tháng cống hiến cho công tác xã hội, cụ Thăng được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng; Giấy khen của CLB Thơ Việt Nam Hương Đồng.

… Con trai cả nối nghiệp theo nghề giáo

Ông Tiến là bộ đội được cử đi thi đại học, đỗ đại học và tốt nghiệp khoa tiếng Nga, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông Tiến lại trở về Học viện Kỹ thuật Quân sự giảng dạy từ năm 1985. Trong thời gian công tác ở đây, ông Tiến được cử sang Nga học tập vào năm 1988 – 1989. Do tình hình thế giới thay đổi, từ năm 1990, ông Tiến xin trở về Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội học thêm tiếng Anh. Khi quay trở lại Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Tiến giảng dạy tại bộ môn tiếng Anh. Năm 2002 – 2003, ông Tiến lại được cử sang Úc học tập, khi về nước, ông tiếp tục công tác giảng dạy tại bộ môn tiếng Anh khoa Ngoại ngữ, Học viện Kỹ thuật Quân sự cho đến khi về hưu.

Empty

Ông Nguyễn Phú Tiến, con trai cả của cụ Nguyễn Phú Thăng

Chắc có lẽ nhiều lứa học trò ở Tây Mỗ vẫn còn nhớ về cụ Thăng và ông Tiến từng dạy tiếng Pháp và tiếng Anh cho họ vào những năm tháng ấy. Ngay đầu làng, một chiếc bảng đen, một viên phấn trắng, hai cha con ông Tiến đã dạy từng lớp từng lớp học sinh của làng 2 môn ngoại ngữ vào những năm 1993 - 1998. Một số trong những lớp học trò đó sau này đã trở thành giáo viên, trong đó có cả giáo viên tiếng Anh.

Cụ Thăng làm Trưởng ban Khuyến học của làng Phú Thứ từ năm 2001 đến năm 2011 là 11 năm, sau đó, cụ nghỉ, người khác đảm nhận chức vụ này và đến con trai cả của cụ là ông Nguyễn Phú Tiến tiếp nhận công việc và đảm nhiệm chức vụ này từ năm 2017 đến bây giờ.

Empty

Huân chương chiến công hạng Nhì của ông Nguyễn Phú Tiến

Những năm tháng cống hiến, đóng góp cho quân đội và sự nghiệp giáo dục, ông Tiến vinh dự nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục.

Với vai trò là người ông, người chồng, người cha trong gia đình, cụ Thăng và ông Tiến luôn gương mẫu từ lời nói đến việc làm để mọi thành viên trong gia đình noi theo. Và mặc dù đông con, cháu, bận rộn với việc lao động kiếm sống, nhưng việc dạy bảo, chăm sóc con cháu luôn được cụ Thăng và ông Tiến quan tâm, từ việc dạy lễ phép với mọi người, ứng xử có văn hóa, đến biết quý trọng người lao động, cống hiến cho xã hội...

z4878847693729_a75b6ef0b3a79a2273479b4c7b1258f1

Đến nay, điều khiến cụ Thăng và ông Tiến tâm đắc là không chỉ các con của cụ, của ông mà còn nhiều học trò đã thành đạt trên các lĩnh vực. Nhiều người đảm đương chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước hoặc làm chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động...

Rời căn nhà ngói cổ 3 gian với khoảng vườn xanh mướt rau ấy, chúng tôi như muốn được nán lại trò chuyện với hai người thầy giáo cả một đời cống hiến vì sự nghiệp giáo dục. Những ký ức như hiển hiện theo từng năm tháng của tuổi học trò về những người thầy đáng kính, về những câu chữ ngân nga vang vọng mãi… “Mãi khắc ghi trong lòng công ơn thầy cô”…

Dương Hương - Nguyễn Trang, Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer