Ngày sức khỏe thận thế giới năm 2023: Sức khỏe thận cho mọi người - Chuẩn bị sẵn sàng, hỗ trợ những người dễ bị tổn thương

Các bệnh không lây nhiễm bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính và bệnh thận mãn tính được biết đến là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Trong trường hợp khẩn cấp, đây là một trong những nhóm mà người bệnh dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng do yêu cầu của tính liên tục khi điều trị.
10/03/2023 14:30

Trong những năm gần đây, đại dịch COVID-19 đã đưa ra một ví dụ rõ ràng về những thách thức mà các hệ thống chăm sóc sức khỏe phải đối mặt trong việc cung cấp các dịch vụ y tế thiết yếu cho bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm. Tác động của COVID-19 đối với hệ thống y tế đã làm gián đoạn việc điều trị cho nhóm dân số dễ bị tổn thương này. Do đó, việc chuẩn bị cho những sự kiện bất ngờ là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân thận.

Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

(Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM)

Tổn thương thận cấp là tình trạng mất chức năng thận đột ngột và nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra nhanh chóng, thường chỉ trong vài ngày. Nếu tổn thương thận cấp được phát hiện sớm thì việc điều trị có thể ngăn ngừa suy thận hoàn toàn và giúp chúng hồi phục nhanh hơn.

Những người có nguy cơ bị tổn thương thận cấp: Người lớn tuổi; Người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim hoặc béo phì,…; Người bị bệnh nặng phải nhập viện, đặc biệt là trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Phẫu thuật tim, bụng hoặc cấy ghép tủy xương.

Các triệu chứng của tổn thương thận cấp có thể bao gồm: Lượng nước tiểu giảm; Phù chân; Chán ăn; Buồn nôn; Mệt mỏi. Một số người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc đối với những người có các bệnh lý nặng khác đi kèm có thể gây ra các triệu chứng khác.

Nhiều trường hợp tổn thương thận cấp có thể phòng ngừa được một cách đơn giản bằng việc nhận biết sớm các triệu chứng nhằm can thiệp kịp thời.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM

comment Bình luận

largeer