Nghể hoa đầu điều trị viêm bể thận, viêm bàng quan và sỏi niệu đạo

Theo y học cổ truyền, toàn cây nghể hoa đầu đều có thể dùng làm thuốc và có vị đắng, chua, cay (dùng tươi hay khô đều được). Vì vậy, về tính vị thì nó có tính nóng (nhưng cũng có tư liệu cho rằng nó có vị chua, tính hàn).
22/12/2023 17:57

Vài nét về nghể hoa đầu

Cây có tên khoa học là Polygonum capitatum, thuộc họ rau răm.

Loài này không mọc đứng như cây nghể răm mà mọc bò, hai mặt lá đều có lông tơ và lông tuyến. Quả của cây có màu nâu và có nhiều hột nhỏ.

Ở nước ta, cây này mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Hải Phòng, Lào Cai, Hà Nội…

nghehoadau

Cây nghể hoa đầu (Ảnh: Caythuoc.org)

Công dụng làm thuốc của cây nghể hoa đầu

Theo y học cổ truyền, toàn cây đều có thể dùng làm thuốc và có vị đắng, chua, cay (dùng tươi hay khô đều được). Vì vậy, về tính vị thì nó có tính nóng (nhưng cũng có tư liệu cho rằng nó có vị chua, tính hàn).

Thông thường, dân gian dùng cây này với các công dụng như:

- Giải độc.

- Lợi tiểu, thanh nhiệt.

- Điều trị kiết lỵ, lạnh bụng.

- Điều trị viêm bể thận.

- Điều trị viêm bàng quang.

- Giúp lợi niệu, điều trị sỏi niệu đạo.

- Điều trị tiểu ra máu.

- Giúp tán ứ, dùng trong trường hợp đòn ngã tổn thương.

- Điều trị phong thấp.

Cách dùng: Mỗi ngày, mỗi người trưởng thành dùng từ 15 – 30g toàn cây nghể hoa đầu, cắt ngắn rồi nấu lấy nước uống. Với trường hợp mẩn ngứa và lở ngứa, bạn có thể lấy toàn cây tươi rửa sạch rồi giã nát, đắp lên (hoặc nấu lấy nước rồi để nguội và rửa thường xuyên).

Ghi chú:

- Với chứng đau nhức do phong thấp, bạn có thể lấy thêm cây nghể hoa đầu, nấu nước để nguội và rửa.

- Với chứng kiết lỵ, ta tăng liều dùng lên: Dùng 60g mỗi ngày.

- Với chứng viêm bàng quang và tiểu ra máu, ta tăng liều dùng lên: Dùng 30g mỗi ngày.

Lưu ý: Cây thuốc này có tính tán ứ nên phụ nữ mang thai không được dùng.

Các nghiên cứu về cây nghể hoa đầu

Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất nước và chiết xuất 70 % etanol trong nước của toàn cây nghể hoa đầu (đã phơi khô) có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm đáng kể.

Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí Journal of Chinese Medicinal Materials, trong cây nghể hoa đầu có ít nhất 6 hợp chất có tác dụng chống oxy hóa (đó là galic acid, quercitroside, protocatechuic acid, nimbecetin, progallin A và quercetin).

Hoạt tính bảo vệ dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy cây nghể hoa đầu có chứa hoạt chất giúp sửa chữa các tổn thương ở dạ dày thông qua cơ chế bảo vệ, kháng khuẩn và chống viêm. Vì vậy, cây thuốc này được xem là loại thuốc tiềm năng trong điều trị viêm dạ dày (do H . pylori gây ra) trong tương lai.

Tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch: Kết quả nghiên cứu cho thấy flavonoid từ cây nghể hoa đầu có tác dụng chống oxy hóa, làm tăng mỡ máu tốt, giảm mỡ máu xấu và chống xơ vữa động mạch ở chuột bị tăng lipid máu.

Thông tin thêm

Ở Trung Quốc, cây nghể hoa đầu được gọi là đầu hoa liễu và được biết đến là vị thuốc có vị chua, tính hàn, giúp thanh nhiệt, mát máu, lợi niệu, điều trị bệnh về đường tiết niệu, tiểu ra máu, kiết lỵ và tiêu chảy (cũng với liều sắc uống từ 15 – 30g).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer