Ngộ độc Asen nguy hiểm như thế nào?

chất độc trong Asen vô cơ cao gấp 4 lần thủy ngân. Đây cũng chính là nhóm chất được Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) xếp vào nhóm đầu tiên trong bảng chất độc gây ung thư.
09/10/2020 16:07

Asen còn gọi là thạch tín, là một bán kim loại tự nhiên có nguyên tố hóa học As và có số nguyên tử là 33. Đây là chất dễ tan trong nước, không có màu và mùi, có thể làm thay đổi quỳ tím, thạch tím khá giòn, có nhiều dạng thù hình và màu sắc khác nhau, có loại có màu trắng như thiếc hoặc màu xám bạc. Nguyên liệu này được nhà nghiên cứu Albertus Magnus người Đức tìm thấy vào năm 1250.

Asen được chia làm 2 loại chính đó là:

Asen hữu cơLà các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử asen như acid 4-hydroxy-3-nitrobenzenearsonic. Asen hữu cơ thường tìm thấy nhiều trong mô thịt động vật và thực vậy. Đối với cơ thể người thì chúng vô hại

asen

Hình minh họa.

Asen vô cơ: Là nguyên tử asen ở dạng kim loại tinh khiết hoặc  hợp chất asen không có liên kết với gốc carbon. Asen vô cơ thường tồn tại dưới dạng hòa tan trong nước hoặc trong đất đá. Đối với loại này thường có hai loại chính như arsenate và arsenit. 

Đặc biệt, một số nghiên cứu cho biết, chất độc trong Asen vô cơ cao gấp 4 lần thủy ngân. Đây cũng chính là nhóm chất được Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế và liên minh Châu Âu (EU) xếp vào nhóm đầu tiên trong bảng chất độc gây ung thư.

Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) cho biết: Khi con người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm asen, asen sẽ xâm nhập vào cơ thể, chúng được thải ra khỏi cơ thể trong vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có một lượng không nhỏ asen bị tích tụ lại trong não, các mô da, tóc móng, răng, trong các bộ phận giàu biểu mô như thực quản, dạ dày, ruột non… Tùy theo lượng asen vào cơ thể và thể trạng mỗi người mà asen có thể gây ra các hậu quả khác nhau.

Asen cũng được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO phân vào nhóm chất gây ung thư cho con người, đồng thời cũng tuyên bố rằng nước uống nhiễm asen là thứ có thể gây ung thư cực nhanh.

Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy đã có hơn 137 triệu người ở hơn 70 quốc gia bị ảnh hưởng bởi ngộ độc nước Asen. Trong đó có nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, như Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam.

Khi nhiễm độc asen con người có thể bị biến đổi sắc tố da, sừng hóa, ung thư da và ung thư một số cơ quan nội tạng, các bệnh về hô hấp, phổi… Trong đó, tác hại của asen đối với phụ nữ và trẻ em là lớn nhất.

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, sử dụng nước có nồng độ asen từ 0,3 mg/l (hay 300 ppb) trở lên sẽ bị các bệnh ung thư ở gan, da, phổi… sau 3-4 năm.

Ngộ độc asen cấp tính có triệu chứng giống như bệnh tả, xuất hiện rất nhanh, có thể là ngay sau khi ăn phải. Bệnh nhân nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và chết sau 24 giờ.

ngo doc

Biểu hiện của nhiễm độc Asen (hình minh họa)

Triệu chứng nhiễm độc mạn tính xuất hiện sau 3 năm dùng nước nhiễm độc hoặc sớm hơn nếu nồng độ asen cao. Tuy vậy ở Việt Nam, loại bệnh này vẫn ít được các bác sĩ biết đến. Biểu hiện bệnh có thể bị nhầm với các vấn đề da liễu. Về lâu dài, asen cũng có thể gây ra tiểu đường, nhồi máu cơ tim, sẩy hoặc lưu thai..., song ít được nghĩ tới.

Xuất hiện các mảng dày sừng: Trên lòng bàn tay bàn chân nổi lên các sẩn giống như mụn cơm, bé bằng hạt tấm rồi lớn dần bằng hạt đậu xanh hay hạt lạc, lan rộng thành mảng. Chúng thường mọc đối xứng hai bên, đôi khi xuất hiện cả ở lưng, bụng, đùi, cẳng chân, cánh tay. Da vùng này vàng, có thể có vết nứt nẻ.

Tăng hoặc giảm sắc tố da: Các nốt đen thâm nhỏ (bằng phẳng hoặc nổi cao) có thể xuất hiện khắp nơi, nhất là vùng được che kín như ngực, bụng, cẳng chân. Ngoài ra, có thể xuất hiện các nốt nhỏ trắng, phẳng, ở bụng, lưng, ngực, ngang thắt lưng, cẳng tay cẳng chân. Giảm hoặc tăng sắc tố thường xuất hiện trong giai đoạn đầu.

Tê buốt đầu ngón tay ngón chân: Là biểu hiện tắc mạnh đầu chi. Từ tê, bệnh nhân dần cảm thấy đau buốt. Do thiếu máu, các ngón có thể bị hoại tử.

Các biểu hiện khác bao gồm sạm da từng đám lan tỏa, rụng tóc nhiều, tê tay chân, rối loạn tiêu hóa, xơ gan, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sẩy thai... Hiện nay, chưa có cách để tẩy độc asen.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer