Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì

Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì? Có thể bạn không biết, chế độ ăn không khoa học hay thực phẩm không phù hợp là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Vậy người bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì?
27/10/2017 09:39

Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì

Hiện nay, bệnh trĩ rất phổ biến do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ phải tiến hành cắt bỏ. Bệnh trĩ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Bệnh trĩ là gì

Bệnh trĩ là bệnh mãn tính do bị phình, giãn quá mức của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ ở tại vùng cuối trực tràng và hậu môn. Nếu tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém không có sự lưu thông máu tại đây gây ra ứ đọng làm tĩnh mạch giãn và phình ra. Khi búi trĩ to  có thể làm cho máu đông lại thành cục làm tắc nghẽn.

Nguoi bi benh tri kieng an gi 2

 

Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì? Trĩ là bệnh mạn tính do phình, giãn quá mức của một hay nhiều tĩnh mạch

Bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Với trĩ nội, búi trĩ nằm tại tĩnh mạch trĩ trên xảy ra ở dưới trực tràng và phần trên của hậu môn. Còn trĩ ngoại, búi trĩ nằm tại tĩnh mạch trĩ dưới ở hậu môn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ chưa được xác định rõ ràng do nhiều yếu tố gây nên. Được biết, có rất nhiều yếu tố tác động làm phát sinh bệnh trĩ như: đứng nhiều, ngồi nhiều hoặc làm việc nặng nhọc, táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính,... bên cạnh đó, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Nguoi bi benh tri kieng an gi

 

Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì? Bệnh trĩ chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại

Từ những lý do trên, người bị bệnh trĩ cần có khẩu phần ăn hay chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm tình trạng bệnh.

Chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ

1. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

 

Nước có tác dụng làm mềm phân, vì vậy người bệnh trĩ cần uống nhiều nước mọi lúc, mọi nơi.

Bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày và kèm nhiều loại nước trái cây, nước rau, nước canh, súp... Mỗi sáng thức dậy, người bệnh có thể uống nước lạnh, điều này có tác dụng kích thích đi tiêu.

Một số loại đồ uống có tác dụng thanh nhiệt và làm mát như nước ép rau má, nước ép rau diếp cá, cà rốt cùng các loại nước ép hoa quả... rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, việc cung cấp nước cho cơ thể có tác dụng giảm đau sưng và hỗ trợ các tĩnh mạch trong bệnh trĩ.

Bệnh nhân cũng có thể uống thêm những loại nước trái cây đặc biệt từ làm từ quả mọng như anh đào, dâu đen và dâu xanh có chứa các chất anthocyanin cùng proanthocyanidin tác dụng giảm đau sưng do trĩ hiệu quả.

2. Bổ sung nhiều chất xơ

 

Chất xơ có trong chế độ ăn rất tốt cho cơ thể vì chúng tham gia trữ nước để phân dễ bở và dễ dàng di chuyển trong ruột hơn.

Một số thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ như đậu phụ, ngũ cốc, rau củ quả...

Nguoi bi benh tri kieng an gi 3

 

Người bị bệnh trĩ nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể

3. Thực phẩm nhuận tràng

 

Nhiều loại rau giúp nhuận tràng rất tốt cho cơ thể như rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau diếp cá, rau lang... đem lại hiệu quả nhuận tràng cao. Ngoài ra, củ khoai lang cũng rất tốt cho người bệnh trĩ vì chúng giúp tiêu hoá dễ dàng vì vậy người bệnh có thể ăn khoai lang luộc vào các bữa phụ. Một số loại hoa quả như bưởi, cam, quýt giúp thanh nhiệt, cung cấp chất xơ và quả chuối có giá trị nhuận tràng rất tốt.

Magie có trong một số loại thực phẩm khô như quả hạnh, hạt điều, đậu nành cùng bột yến mạch, bơ lạc, nho khô... tác dụng nhuận tràng, hạn chế chứng táo bón. Magie còn là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể cần được bổ sung.

4. Bổ sung chất sắt

 

Bệnh trĩ có thể làm cơ thể người bệnh mất máu mãn tính vì vậy trong chế độ ăn dinh dưỡng, bệnh nhân cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt như: gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh luộc cùng một số loại hạt khô như điều, hướng dương, hạnh nhân...

Bệnh nhân có thể chế biến nhiều món ăn từ quả óc chó có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ thòi ra ngoài hay đại tiện ra máu.

5. Các loại dầu tốt cho bệnh trĩ

 

Những loại dầu như dầu ô liu, dầu lanh và giấm táo trong salad rau rất tốt cho người bệnh trĩ nên có thể dùng với mỗi bữa ăn. Có thể cho thêm dầu ô liu, dầu lanh vào trong món súp hay những món ăn thích hợp khác. Bổ sung thêm dầu cá vào cuối mỗi bữa ăn bởi nó không chỉ bổ sung các dưỡng chất cần thiết mà còn có thêm các omega tốt cho cơ thể.

Người bệnh trĩ không nên ăn gì

1. Người bệnh trĩ nên hạn chế ăn muối, những món ăn mặn và kiêng kị các gia vị cay, nóng.

2. Không sử dụng rượu, bia, cà phê hay các chất kích thích có chứa cafein khác.

Nguoi bi benh tri kieng an gi 5

 

Người bị bệnh trĩ không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích

3. Những món ăn mặn sẽ khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng đến các tế bào và mạch máu căng trướng làm cho bệnh trĩ nặng hơn.

4. Những loại gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu, hành... có thể làm kích ứng viêm mạc dạ dày, ruột và tạo cảm giác khó chịu khi phân di chuyển qua hậu môn.

5. Tránh xa những loại đồ uống có ga vì nó có thể làm tăng áp lực lên khung ruột.

6. Hạn chế ăn bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt và socola vì những loại thực phẩm này không chỉ gây ra táo bón mà còn làm tăng thêm phản ứng ngứa hậu môn.

Nguoi bi benh tri kieng an gi 6

 

Người bị bệnh trĩ kiêng ăn những đồ chiên nóng, đồ cay, nhiều dầu mỡ

7. Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, món ăn chiên, rán, xào... chứa nhiều chất béo gây khó tiêu khiến cơ thể bị nóng trong. Bệnh trĩ có thể bị nặng hơn do nóng trong hoặc những món ăn đã gây dị ứng trước đó.

 

Món ăn cho người bệnh trĩ

1. Táo đỏ nấu mộc nhĩ

 

Nguyên liệu: 15 g mộc nhĩ đen, 20 quả táo đỏ.

Cách làm: cho mộc nhĩ đen và táo đỏ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần.

Tác dụng: dưỡng huyết, hoà huyết, cầm máu.

2. Gốc rau dền với đại tràng heo

 

Nguyên liệu: 100g gốc rau dền, 150g đại tràng heo.

Cách làm: đem rau dền và đại tràng heo rửa sạch rồi nấu trong nồi khoảng 2 giờ với nước. Để nồi nấu sôi rồi gắp gốc rau dền ra ch thêm ít muối vào để ăn cái, uống nước.

Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, tiêu viêm.

3. Hoa hoè nhồi đại tràng heo

 

Nguyên liệu: 20g hoa hoè, 150g đại tràng heo.

Cách làm: hoa hòe nhồi vào đại tràng heo đã rửa sạch, dùng dây buộc chặt hai đầu đại tràng và luộc chín với lượng nước vừa phải, cho thêm gia vị vừa ăn.

Tác dụng: thanh nhiệt, cầm máu.

4. Chè nhân sâm hạt sen

Nguyên liệu: 10 g nhân sâm trắng, 15 g hạt sen, 30 g đường phèn.

Nguoi bi benh tri kieng an gi 4

 

Người bị bệnh trĩ kiêng ăn gì? Chè nhân sâm hạt sen tốt cho người bị trĩ

Cách làm: cho nhân sâm trắng và hạt sen (đã bỏ tim sen) vào chén, ngâm với lượng nước vừa phải cho nở, thêm đường phèn, hấp cách thủy khoảng 1 giờ. Dùng đều đặn trong bữa ăn sáng và tối.

5. Cà tím hấp

 

Nguyên liệu: 100g cà tím, dầu ăn và các gia vị.

Cách làm: cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy đến chín.

Tác dụng: giảm triệu chứng đau sưng và chảy máu ở người bệnh trĩ.

6. Canh lá mía bò

 

Nguyên liệu: 250g lá mía bò, 15g hoa hòe.

Cách làm: lá mía bò rửa sạch, cùng hoa hòe thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị.

Tác dụng: thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng đau và ra máu.

7. Chuối già

 

Nguyên liệu: Chuối già một trái, một ít đường phèn.

Cách làm: chuối già lột vỏ, cắt khúc, cho vào đĩa thêm đường phèn đem chưng cách thủy. Ngày dùng 2 - 3 lần.

Tác dụng: phòng ngừa bệnh trĩ.

8. Quả hồng nấu nấm mèo

 

Nguyên liệu: 3 - 6g hắc mộc nhĩ (nấm mèo đen), vài quả hồng khô.

Cách làm: nấm mèo đen rửa sạch loại bỏ tạp chất, cùng quả hồng cho vào nước, dùng lửa nhỏ để nấu cho đến khi cạn còn 1 chén thì được.

Tác dụng: có triệu chứng ra máu.

9. Nước rau kim châm

 

Nguyên liệu: 100g rau kim châm, 100g đường thẻ.

Cách làm: rau kim châm rửa sạch, thêm nước lượng vừa dùng lửa lớn để nấu, sau cùng cho đường thẻ vào.

Tác dụng: có triệu chứng sưng đau.

10. Củ sen nấu với khương tàm

 

Nguyên liệu: 500g củ sen, khương tằm 7 con, 100g đường thẻ.

Cách làm: người bệnh trĩ bị nứt hậu môn.

11. Táo đỏ nấu đường thẻ

 

Nguyên liệu: 250g táo đỏ, 60g đường thẻ.

Cách làm: táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt, sau đó cho vào nồi, để lửa vừa sao vàng, thêm nước và đường thẻ vào nấu thêm 10 phút thì được. Dùng trong ngày.

Tác dụng: người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh trĩ cần có phương pháp tập luyện thường xuyên để có cơ thể khoẻ mạnh. Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, giữ nếp sinh hoạt điều độ, tránh làm những công việc nặng nhọc ảnh hưởng đến sức khoẻ.

comment Bình luận

largeer