Người bị bệnh viêm phổi kiêng ăn gì
Người bị bệnh viêm phổi kiêng ăn gì
Bệnh viêm phổi có các biểu hiện ho do tổn thương hay nhiễm trùng. Người bị bệnh luôn cảm thấy khó chịu, nếu kéo dài trong một thời gian sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng.
Bệnh viêm phổi là gì
Viêm phổi là căn bệnh lâm sàng hay viêm phế nang trong phổi do một tổn thương như nhiễm trùng. Khi đường thở bị viêm được gọi là viêm phế quản phổi do nhiều loại vi sinh vật gây ra.

Người bị bệnh viêm phổi kiêng ăn gì? Vi khuẩn do virus hoặc vi khuẩn lây nhiễm trong môi trường hoặc người khác
Viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn lây nhiễm trong môi trường hay bị lây từ người khác. Nhiễm trùng lây lan nhanh từ người sang người qua đường hô hấp trong không khí hay do tiếp xúc trực tiếp (thường qua bàn tay). Những người bị nhiễm virus cúm sẽ sản sinh bội nhiễm do vi khuẩn Staphylococcus aureus khi bị bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh như ký sinh trùng hay vi nấm là những trường hợp hiếm gặp ở bệnh viêm phổi.
Những trường hợp do dị vật, thức ăn hay nôn ói vào trong phổi qua đường họng làm kích thích đường thở và mô phổi giúp tăng nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến viêm phổi.
Đối tượng nhiễm bệnh
Viêm phổi có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, giới tình nào. Đến nay, căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Trường hợp người có nguy cơ viêm phổi cao hơn là do bệnh phổi đã ủ sẵn trong cơ thể, suy dinh dưỡng, khó nuốt cùng các bệnh mãn tính khác khiến hệ thống miễn dịch suy giảm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm phổi nhưng chủ yếu là ba loại nguyên nhân sau:
Viêm phổi do vi khuẩn: vi khuẩn gây ra bệnh viêm phổi sẽ tự phát triển hoặc truyền đến do bị cảm cúm, cảm lạnh nghiêm trọng.

Người bị bệnh viêm phổi kiêng ăn gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi
Viêm phổi do virus: virus gây nên bệnh viêm phổi kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn nhưng với loại virus cúm có thể khiến viêm phổi trở nên nặng hơn dẫn đến tử vong. Với phụ nữ có thai và người mắc bệnh về tim mạch hay phổi cần lưu ý căn bệnh này.
Viêm phổi do Mycoplasma: cũng giống như virus và vi khuẩn, nguyên nhân này có thể gây ra các trường hợp viêm phổi nhẹ.
Bệnh viêm phổi nên ăn gì
Chế độ ăn cho người bị viêm phổi rất quan trọng vì nó góp phần làm tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt nếu chế độ ăn hợp lý. Chính vì vậy, người bệnh viêm phổi cần vạch ra cho mình khẩu phần ăn dinh dưỡng.
1. Uống nhiều nước
Nước là thành phần thiết yếu trong cơ thể con người vì vậy mà nước là biện pháp cần thiết giúp đào thải các chất độc hại, luôn làm cho phổi sạch sẽ và khoẻ mạnh hơn.
2. Uống nước trà xanh
Trà xanh là thức uống có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi và thanh nhiệt, giải độc. Trong trà xanh có chứa các chất oxy hoá rất tốt cho cơ thể người bệnh viêm phổi. Ngoài ra, chất oxy hoá này còn có tác dụng ngăn ngừa một số căn bệnh ung thư khác như ung thư phổi.

Người bị bệnh viêm phổi nên bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống của mình
3. Cà chua
Cà chua có hàm lượng vitamin C rất cao cùng các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể vì vậy loại thực phẩm này có tác dụng làm sạch lá phổi của người sau khi hút thuốc. Nước ép cà chua nguyên chất giúp thanh lọc, cải thiện làn da giúp da luôn hồng hào, khoẻ mạnh. Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên uống đều đặn một ly nước ép cà chua mỗi ngày để luôn có cơ thể khoẻ mạnh.
4. Lựu
Quả lựu là một loại quả chứa chất chống oxy hoá rất tốt giúp ngăn ngừa bệnh tật và các bệnh liên quan đến phổi.
5. Nghệ
Trong nghệ có chứa curcumin là chất có tác dụng ngăn ngừa tế bào ung thư. Bệnh viêm phổi nếu kéo dài thời gian có thể dẫn đến ung thư phổi vì vậy người bệnh không thể chủ quan. Mỗi ngày, dùng vài muỗng tinh bột nghệ kết hợp với mật ong không chỉ có tác dụng ngăn ngừa ung thư mà còn có tác dụng làm đẹp da, sáng da.
6. Rau xanh
Rau xanh có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp thanh lọc cơ thể, đào thải các chất độc hại. Việc kết hợp rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày rất quan trọng và cần thiết.
Người bệnh viêm phổi nên kiêng ăn gì
1. Rượu bia và thuốc lá
Muốn kéo dài sự sống, người bệnh viêm phổi nhất định phải nói "không" với rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Đây là những thứ có sức tàn phá đáng gườm với sức khoẻ và cơ quan phải hoạt động nhiều nhất chính là phổi. Khi đưa các chất kích thích này vào cơ thể, phổi cùng các cơ quan chức năng khác phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường để thải độc và thanh lọc cơ thể.

Người bị bệnh viêm phổi kiêng ăn gì? Rượu bia và thuốc lá là kẻ thù của người bị viêm phổi
2. Thực phẩm dầu mỡ
Thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ là những thực phẩm có hại cho sức khoẻ người bệnh vì các chất bổ dưỡng bị mất đi. Cho dù là người bệnh về phổi, gan hay những bộ phận khác cũng nên hạn chế với những loại thực phẩm này.

Người bị bệnh viêm phổi kiêng những đồ ăn chiên rán, nhiều mỡ
3. Tránh ăn những thực phẩm bị đầy hơi
Những loại đồ uống có ga hay thức ăn nhiều dầu mỡ dẫn đến bị đầy hơi có thể sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Món ăn cho người bị bệnh viêm phổi
1. Cháo bạc hà
Nguyên liệu: 15g bạc hà khô (30g tươi), 100g gạo, đường phèn.
Cách làm: Nấu bạc hà lấy nước, bỏ bã, đun sôi khoảng 2 phút. Gạo vo sạch nấu với nhiều nước thành cháo, đợi khi chính cho thêm đường phèn và nước bạc hà. Khuấy đều đun sôi rồi cho ra bát.
Cách dùng: Mỗi ngày ăn 2 lần, dùng khi nóng.
2. Cháo gạo lứt
Nguyên liệu: 80g gạo lứt, 250g rau chân vịt, 250g rau cần tây
Cách làm: Đem rau cần và rau chân vịt rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ. Gạo vo sạch đổ nhiều nước nấu thành cháo rồi cho thêm rau cần và rau chân vịt đui sôi khoảng 10 phút là được.
3. Cháo sung
Nguyên liệu: 50 - 100g sung chín tươi, 50 - 100g gạo tẻ.

Người bị bệnh viêm phổi nên ăn cháo sung
Cách làm: Sung rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ. Gạo vo sạch rồi đổ chung với sung vào nồi nấu với lượng nước thích hợp thành cháo.
Cách dùng: Ngày chia ăn hai lần, có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn hơn.
4. Canh thịt heo
Nguyên liệu: 100g thịt nạc heo, 100g rau cần tây, 30g nấm hương, 5g gừng, 10g tỏi, 10g hành, dầu mè, một ít muối.
Cách làm: thịt heo và rau rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ; nấm hương bỏ cuống và cắt làm đôi, rửa sạch. Tỏi và gừng cắt thành đoạn, thành lát. Cho nồi lên bếp, đổ ít dầu xao gừng, hành cho thơm rồi đảo cùng thịt heo. Tiếp tục cho thêm nước vào đun lửa nhỏ khoảng 35 phút là được.
Cách dùng: ngày ăn 1 lần.
5. Canh rong biển, thịt heo
Nguyên liệu: 50g rong biển, 100g thịt heo, 100g giò sống, 1 củ cà rốt nhỏ, táo tàu, 50g nấm hương, hành củ, muối, tiêu, bột ngọt, dầu mè.
Cách làm: Nấm đông cô ngâm nước, rửa sạh, cắt bỏ cuống, cắt 4; táo tàu ngâm nước, rửa sạch, bỏ hột. Cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, tỉa hoa. Rong biển ngâm nước, rửa sạch, cắt nhỏ, để ráo.
Thịt heo bằm nhuyễn, trộn chung giò sống, rong biển, tiêu, muối, bột ngọt, dầu mè, củ hành băm. Vo hỗn hợp thành từng viên. Bắc nồi nóng, phi hành thơm rồi xào sơ cà rốt, sau đó chế nước dùng vào, nấu sôi thì bỏ nấm và táo tàu. Ðợi nước sôi thì cho từng viên hỗn hợp vào nồi. Nấu chín lại là được. Múc ra tô, rắc hành, ngò, tiêu, dùng ăn nóng.
6. Bí đao hầm
Nguyên liệu: 300g bí đao, 80g hạt sen, 50g nấm hương, táo tàu, gừng tươi, muối, bột nêm, dầu mè, nước dùng (rau, củ, quả).

Người bị bệnh viêm phổi kiêng ăn gì? Canh bí đao hầm là món ăn bổ dưỡng cho người bị biêm phổi
Cách làm: Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt miếng dày chừng 3-4 cm. Hạt sen ngâm nước nóng cho mềm. Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu vào đun nóng, cho gừng vào phi vàng thơm rối cho tiếp nấm hương, hạt sen, nước dùng vào, nấu khoảng 30 phút. Nêm muối, bột nêm, sau cùng cho bí đao và táo tàu vào. Nấu sôi thêm khoảng 10 phút cho bí đao chín mềm là được.
Cách dùng: ăn nóng lúc đói bụng.
7. Cánh bí đao nấu tôm
Nguyên liệu: 400g bí đao, 200g tôm đất, hành tím, hành lá, rau ngò, gia vị.
Cách làm: Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, cắt miếng dày chừng 3-4 cm. Tôm bóc vỏ, bỏ đầu (con lớn có thể cắt đôi). Hành lá, rau ngò rửa sạch, cắt nhỏ. Hành tím giã dập, băm nhỏ. Ướp tôm với hành tím, ít tiêu, bột ngọt, và nước mắm.
Bắc chảo lên bếp, chảo nóng thì cho dầu ăn vào, dầu nóng thì cho hành tím vào phi thơm, cho tôm đã ướp vào xào qua. Nêm một ít nước lạnh rồi đổ tôm vào một tô để riêng. Đổ nước vào nồi, nêm chút gia vị. Đợi nước sôi, thả bí đao vào. Chờ bí sôi lại lần nữa rồi đổ phần tôm đã xào vào canh. Nêm lại vừa ăn, bắc nồi xuống, múc ra tô, rắc hành ngò xắt nhỏ lên trên.
Người bệnh viêm phổi cần chú ý nhiều đến bữa ăn hàng ngày để tránh tình trạng bệnh nặng thêm hoặc thiếu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm