Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Nhân đạo Thế giới 19/8

Ngày Nhân đạo Thế giới 19/8, viết tắt là WHD (World Humanitarian Day). Vào ngày ngày cách đây 19 năm trước, đã xảy ra vụ ném bom tại văn phòng Iraq của Liên Hợp Quốc. Hậu quả là 22 người thiệt mạng, trong đó có một người là ông Sergio Vieira de Mello, Cao ủy về quyền con người của Liên hợp quốc. Đồng thời là đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Iraq vào thời điểm đó.
19/08/2022 15:29

Ngày Nhân đạo Thế giới là ngày ngày lễ quốc tế dành riêng cho những người đã mất hoặc bị thương khi làm việc nhân đạo và là ngày để tôn vinh, công nhận các nhân viên hỗ trợ nhân đạo. Nó được công nhận tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 2008 trong Nghị quyết A/63/L.49 do Thụy Điển đưa ra.

Ngày kỷ niệm đã thu hút sự quan tâm của tất cả mọi người về các nhu cầu nhân đạo trên toàn thế giới. Cũng như tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc đáp ứng các nhu cầu và đẩy mạnh công tác nhân đạo.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguồn gốc Ngày Nhân đạo Thế giới

Mỗi năm, các thảm họa tự nhiên là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thất to lớn cho hàng triệu người. Những người nghèo nhất trên thế giới nói chung. Đặc biệt là các cá nhân bị thiệt thòi nhất và dễ bị tổn thương.

Trước thực tế đáng buồn này, các nhân viên cứu trợ nhân đạo đã, đang và sẽ nỗ lực hàng ngày, hàng giờ để cung cấp viện trợ khẩn cấp và trong dài hạn dành cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Dù họ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, không phân biệt quốc tịch, nhóm xã hội, tôn giáo, giới tính, sắc tộc hay bất kỳ một yếu tố khác. Những nhân viên cứu trợ nhân đạo phải được tôn trọng. Và có thể tiếp cận với những người cần cứu trợ để tiến hành trợ giúp.

Ý nghĩa Ngày Nhân đạo Thế giới

Theo Liên hợp quốc, viện trợ nhân đạo được xác lập theo các nguyên tắc: Nhân đạo, công bằng, trung lập và độc lập. Tất cả mọi người đều có thể là một nhân viên cứu trợ nhân đạo. Những người bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thường là những người đầu tiên trợ giúp cộng đồng của họ sau một thảm họa.

Đối phó với tình trạng khẩn cấp chỉ là một khía cạnh của công việc nhân đạo. Các nhân viên cứu trợ nhân đạo cũng tiến hành hỗ trợ các cộng đồng để tái thiết cuộc sống sau thảm họa. Từ đó có thể tăng cường khả năng ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Để bảo đảm rằng tiếng nói của họ được lắng nghe. Để xây dựng một nền hòa bình lâu dài và bền vững tại các khu vực xung đột.

Các hoạt động diễn ra trong Ngày Nhân Đạo Thế giới tại Việt Nam

Năm 2022, tại Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam xây dựng nhiều kế hoạch nhằm hỗ trợ việc triển khai với chủ đề: “Gắn kết cộng đồng và lan tỏa hành động nhân ái”. 

Các hoạt động được phát động cao điểm, vận động nhiều nguồn lực vì mục đích nhân đạo. Đẩy mạnh công tác hưởng ứng, tuyên truyền các giá trị nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại nhiều cộng đồng quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, đánh giá và tham mưu các cơ chế, chính sách. Liên quan trực tiếp đến hoạt động nhân đạo và tổ chức xã hội.

Đặc biệt, Tháng Nhân đạo năm nay là dịp để Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam có thể khởi động hai chương trình trọng điểm và xuyên suốt trong nhiệm kỳ XI. Chương trình đầu tiên là “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”, hướng đến hỗ trợ gần 1.250 hộ sống ở ghe, thuyền không bảo đảm điều kiện về chỗ ở. Cùng với đó là: 291 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển hải đảo thuộc 23/28 tỉnh, thành phố có biển; 90.600 tàu thuyền đánh cá.

Và chương trình tiếp theo là “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” cũng được thực hiện trong Tháng Nhân đạo. Nhằm hỗ trợ trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi; trẻ em nghèo, trẻ em đồng bào dân tộc thiểu. Số sống ở, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, khu vực miền núi phía Bắc, khu vực nông thôn, vùng bãi ngang, hải đảo…

Nguồn lực để triển khai, thực hiện các chương trình, hoạt động trong Tháng Nhân đạo năm 2022. Chủ yếu được huy động từ nhiều nguồn xã hội hóa, dự kiến lên tới hàng ngàn tỷ đồng…

Thu Trang (Tổng hợp)

comment Bình luận

largeer