Nguy cơ kháng thuốc sốt rét ở châu Phi

Tương tự như tình trạng từng xảy ra ở Đông Nam Á, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc cho trẻ dùng một đợt thuốc hợp chất artemisinin (thuốc chống sốt rét, được phân lập từ cây thanh hao hoa vàng) không phải lúc nào cũng loại bỏ ký sinh trùng sốt rét khỏi máu của trẻ trong 3 ngày như động lực dược học được thiết kế.
18/04/2021 16:44

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi việc điều trị 224 trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi mắc bệnh sốt rét tại ba khu vực Masaka, Rukara và Bugarama của Rwanda. Ở hai địa điểm khảo sát nói trên, khoảng 15% trẻ em vẫn có ký sinh trùng có thể phát hiện được sau 3 ngày sử dụng thuốc, cho thấy nguy cơ kháng một phần theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số đột biến nhất định trong ký sinh trùng.

sot-ret-cnn-1604046492079314255005

Tiến sĩ Aline Uwimana, tác giả nghiên cứu, cho biết: Các đột biến có thể xuất hiện một cách tự phát và các nghiên cứu trước đây chỉ ra những trường hợp kháng thuốc cá biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Trung tâm Y sinh Rwanda cho thấy các chủng vi khuẩn kháng thuốc đang bắt đầu trở nên phổ biến hơn và quan trọng nhất là có liên quan đến các tác động lâm sàng làm chậm quá trình thanh thải ký sinh trùng.

Thuốc artemisinin dùng kết hợp với một loại thuốc sốt rét khác để đảm bảo có thể loại bỏ toàn bộ các ký sinh trùng và hiệu quả của thuốc không bị ảnh hưởng. Nếu artemisinin không loại bỏ ký sinh trùng sốt rét kịp thời trong vòng 3 ngày sau khi sử dụng, thuốc sử dụng kết hợp sẽ bị ức chế dược học và có thể phát triển tình trạng kháng thuốc và khiến việc điều trị có thể thất bại.

Việc các liệu pháp kết hợp quan trọng dựa trên artemisinin mất tác dụng, đặc biệt là ở thuốc trị sốt rét được sử dụng rộng rãi nhất artemether-lumefantrine, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như đã xảy ra khi kháng chloroquine dẫn đến sự gia tăng đáng kể số ca tử vong do sốt rét trước đây.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer