Nguyên nhân khiến tim đập nhanh

Tim đập nhanh là cảm giác tim đập nhanh, mạnh hơn bình thường, không đều. Cảm giác giống như có tiếng đập thình thích hoặc chạy đua trong ngực, cổ họng. Ngoài các nguyên nhân như bệnh lý về tim mạch, bệnh tuyến giáp, tim đập nhanh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác mà không cần đến sự trợ giúp của y tế. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng tim đập nhanh sẽ có những cách giải quyết khác nhau.
02/02/2023 08:50

Mất nước

Mất nước xảy ra khi tổng lượng nước trong cơ thể giảm do thiếu nước, uống không đủ nước. Mất nước có thể dẫn đến triệu chứng tim đập nhanh, nhịp tim lớn hơn 100 nhịp/phút. Trong thời gian mất nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Mất nước còn có thể đi kèm với mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như lượng kali thấp, đây là một nguyên nhân khác gây ra đánh trống ngực hay tim đập nhanh.

Khi có các dấu hiệu như khát nước, nước tiểu màu vàng đậm, giảm đi tiểu, mệt mỏi, yếu tay chân, mệt mỏi kèm theo tim đập nhanh, người bệnh nên uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tăng lượng nước uống vào những ngày nắng nóng, sau khi tập thể dục, tránh đồ uống có đường...

Lượng đường trong máu thấp

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức an toàn. Khi lượng đường thấp cơ thể giải phóng adrenaline, loại hormone liên quan đến phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Adrenaline gây ra tim đập nhanh cùng với các triệu chứng khác của lượng đường trong máu thấp như đổ mồ hôi, ngứa ran và lo lắng.

Empty

(Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu khác của lượng đường trong máu thấp bao gồm run tay chân, cảm thấy run, lâng lâng hoặc chóng mặt, nhức đầu... Bạn có thể hạn chế ăn carbohydrate, luyện tập thể dục để tăng lượng đường trong máu, giúp giảm nhịp tim.

Caffein

Caffeine là một chất kích thích, một người nếu tiêu thụ một lượng lớn nước uống có các chất kích thích chứa caffein có thể mắc chứng rối loạn nhịp tim. Vì vậy, nếu bạn đang bị đánh trống ngực sau khi sử dụng thực phẩm hay đồ uống chứa caffein, nên cân nhắc giảm lượng caffein để cải thiện tình trạng bệnh. Bên cạnh cà phê, các nguồn caffeine khác bao gồm trà, nước tăng lực, chất bổ sung, socola...

Rượu, bia

Rượu, bia có thể làm tăng nhịp tim, làm tăng nguy cơ rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh bất thường. Những người không uống rượu, bia hoặc uống ít có thể tránh nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải. Hai nguyên nhân này đều dẫn đến hồi hộp, tim đập nhanh.

Các vấn đề về tuyến giáp

Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát nhiều chức năng chính của cơ thể, bao gồm cả nhịp tim. Cường giáp là tình trạng tăng nồng độ hormone tuyến giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp cao khiến tim đập nhanh hơn, hồi hộp dẫn đến đánh trống ngực. Cường giáp cũng có thể gây rối loạn nhịp tim, giống như rung tâm nhĩ.

Các triệu chứng khác của cường giáp, bao gồm: bồn chồn, lo lắng, giảm cân, khó ngủ, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt... Nếu bạn bị đánh trống ngực với những triệu chứng này, nên đi xét nghiệm tuyến giáp để kiểm tra.

Mức oxy thấp

Empty

(Ảnh minh họa)

Nồng độ oxy trong máu thấp, còn được gọi là thiếu oxy máu, có thể dẫn đến đánh trống ngực. Nồng độ oxy trong máu có thể trở nên thấp vì nhiều lý do như nhiễm trùng phổi, viêm phổi, bệnh phổi, thuyên tắc phổi...

Bệnh tim

Một số dạng đánh trống ngực nghiêm trọng có thể xảy ra do các vấn đề về tim như nhịp tim nhanh, đau tim, vết sẹo trong tim do cơn đau tim trước đó, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, viêm cơ tim...

Theo Bệnh viện Tim Hà Nội

comment Bình luận

largeer