Nhận diện bệnh gan nguy hiểm khiến hơn 20.000 người Việt tử vong mỗi năm

Tại Việt Nam, gần 20 năm qua, ung thư gan gia tăng rất nhanh: Năm 2000, chỉ có 5.700 ca ung thư mới mắc, tăng lên 9.400 ca năm 2010, đến năm 2018, ung thư gan mới mắc ở hai giới là 25.335 ca.
03/12/2020 10:41

Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới với trên 782.000 người được chẩn đoán mỗi năm. Tại Việt Nam, ung thư gan đã vượt ung thư phổi trở thành bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới cao nhất ở nước ta trong năm 2018 với 25.335 trường hợp và đặc biệt số ca tử vong do căn bệnh này gần tương đương số người mắc bệnh. 

Những nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu

Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư gan như viêm gan virus B, xơ gan, rượu và một số loại hóa chất độc hại khác…

Virus viêm gan B

Viêm gan virus B được coi là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu trên toàn thế giới với tỉ lệ từ 60-80%, đặc biệt là ở những bệnh nhân có kháng nguyên tồn tại trong máu kéo dài liên tục và ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính hoạt động.

Virus viêm gan B làm gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tổ chức tế bào ác tính. Với những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B và uống trên 80ml rượu mỗi ngày thì nguy cơ bị ung thư gan tăng cao hơn nhiều lần so với bệnh nhân không uống rượu.

Xơ gan

Xơ gan do bất cứ nguyên nhân nào cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư gan. Khoảng 90% trường hợp ung thư tế bào gan phát triển trên nền xơ gan, bệnh có khả năng diễn biến và phát triển thầm lặng trong nhiều năm, chính vì vậy nếu không được theo dõi và sàng lọc định kỳ tốt thì rất nhiều người bệnh khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn muộn hoặc rất muộn.

Lạm dụng bia rượu

Xơ gan mãn tính do uống rượu là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư gan ở các nước đang phát triển. Những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư gan cao và thời gian sống của họ thường bị rút ngắn 10 năm so với những người khác.

Độc tố aflatoxin trong thực phẩm mốc

Aflatoxin B là chất chủ yếu gây ung thư, thích hợp sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm. Đặc biệt trong các nguyên liệu, ngũ cốc và thực phẩm bị meo mốc… dễ sinh ra độc tố aflatoxin. Việc thường xuyên sử dụng những thực phẩm nhiễm độc tố aflatoxin chính là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ung thư gan.

manwithbeerbellythumb-1732-x-549-1606822377100

Có những dấu hiệu này cần đi khám ung thư gan ngay

Bệnh ở giai đoạn sớm thường không có nhiều dấu hiệu rõ ràng, dễ gây lầm tưởng với bệnh lý thông thường khác do đó người bệnh thường ít chú ý. 

Theo đó người bệnh có thể có các biểu hiện như: 

- Đau tức vùng gan liên tục.

- Chán ăn, mệt mỏi.

- Gầy sút cân nhanh.

- Đôi khi có sốt nhẹ, chỉ sốt cao khi khối u hoại tử hoặc áp xe hóa.

- Có thể gặp vàng da nhẹ do suy gan hoặc khối u làm tắc mật.

- Ở giai đoạn muộn có thể gặp dấu hiệu tích dụ dịch trong ổ bụng, dịch thường lẫn máu (20-40%), lách to, vàng da.

Tiên lượng bệnh ung thư gan thường là nặng, tiên lượng xấu nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh có thể gặp các biến chứng như cổ trướng ung thư, chèn ép đường mật trong gan, xuất huyết tiêu hóa cao, vỡ khối u, chèn ép tĩnh mạch trên gan hoặc tĩnh mạch chủ dưới. Bệnh có thể di căn trong gan, phổi, màng phổi, xương, hạch, não

Lời khuyên của chuyên gia cho 1 lá gan khỏe mạnh

Ung thư gan là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, gây tử vong cao. Điều trị ung thư gan hiện nay cũng rất khó khăn do đa số các trường hợp khi phát hiện ra đều đã ở giai đoạn muộn. Phẫu thuật có thể cắt bỏ khối u nhỏ, tuy nhiên rất hiếm trường hợp thành công do phần lớn gan đã bị xơ, hóa trị và xạ trị thì hiệu quả cũng rất hạn chế. Chính vì thế biện pháp quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh theo các lời khuyên của chuyên gia y tế:

- Tiêm phòng vacxin viêm gan

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ

- Tích cực tập luyện

- Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng

- Tránh xa rượu bia

- Sử dụng các loại thảo dược đã được nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng để bảo vệ, tăng cường chức năng gan cũng như ngăn ngừa các bệnh về gan như: Cà gai leo, mật nhân…

Theo Dân trí

comment Bình luận

largeer