Nhiều bệnh nhân tiểu đường suýt mất chân vì... sưởi ấm trong mùa đông
Tỉnh dậy, sờ chân thấy... mềm nhũn
Đó là chia sẻ của ông N.T.P. (61 tuổi, ngụ tỉnh Quảng Ninh), đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) với tổn thương bỏng sâu tại vùng ngón và cổ chân. Theo ông P., do thời tiết rét đậm, đặc biệt về đêm, nhiều ngày nhiệt độ xuống chỉ còn dưới 100C nên ông sử dụng đèn sưởi mỗi tối đi ngủ để ngon giấc. “Tối hôm đó, trời lạnh nên tôi để đèn gần chân. Do bị tiểu đường, chân tay tê bì nên không cảm nhận được độ nóng. Chỉ tới khi tỉnh dậy, sờ vào chân đã thấy mềm nhũn”, ông P. kể.

Vết bỏng khiến vùng ngón chân và cổ chân của ông P. phồng rộp như quả bóng nước. Tuy nhiên, ông P. cho biết mình không cảm nhận được đau đớn, ông cũng không đi viện ngay mà dùng tăm để chọc cho vết bỏng vỡ ra. Sau ba ngày, vùng tổn thương bắt đầu có dấu hiệu mưng mủ, đỏ loét, ông mới tới bệnh viện để điều trị.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân bị bỏng sâu, nhiễm trùng trên nền tiểu đường tuýp II. Bệnh nhân được tiến hành cắt lọc toàn bộ phần da, thịt bị hoại tử. Tuy nhiên, do tổn thương bỏng lan rộng, đồng thời khu vực cẳng chân là vùng ít mạch máu nuôi dưỡng, kết hợp bệnh nhân bị teo cơ do biến chứng tiểu đường nên quá trình điều trị khó khăn, tiến triển chậm, cần tiếp tục theo dõi và điều trị lâu dài.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng khoa Bàn chân Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đây không phải là trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường duy nhất phải nhập viện điều trị do sưởi ấm trong mùa đông. Trước đó, đơn vị này đã ghi nhận nhiều bệnh nhân tiểu đường bị bỏng, loét bàn chân do sử dụng sản phẩm đá muối Himalaya, đá chườm nóng để làm ấm bàn chân. Các bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng bỏng loét tại vùng gan bàn chân và nhiễm trùng lan rộng, xuất hiện một số vùng hoại tử. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp cũng bị bỏng nặng từ bàn chân tới cổ chân do thói quen ngâm chân bằng nước nóng, nước lá trước khi đi ngủ nhưng lại không kiểm soát tốt nhiệt độ, gây hậu quả nặng nề.
Cẩn thận mất chân
Trong thời gian gần đây, thời tiết của miền Bắc liên tục rét đậm, rét hại. Nhiều gia đình, đặc biệt là người cao tuổi phải sử dụng các biện pháp như dùng đèn sưởi, đá muối hay thậm chí là cả bếp than… để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ Thiện cảnh báo, với người mắc bệnh tiểu đường, đây là điều vô cùng nguy hiểm nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Bởi, bệnh nhân tiểu đường thường có biến chứng thần kinh ngoại vi.
Do đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng tê bì, mất cảm giác ở chân tay, dễ dẫn tới hàng loạt tai nạn trong sinh hoạt hằng ngày, trong đó có tình trạng dùng thiết bị sưởi, ngâm chân vào nước ấm… Bệnh nhân không kiểm soát được nhiệt độ nên thường tiếp xúc nhiệt quá nóng và kéo dài. Có những bệnh nhân chườm đá muối Himalaya thường đặt thời gian làm nóng đá là 20 phút nhưng do bỏ quên tới 40 phút nên lúc bỏ ra mới biết bàn chân đã đỏ rực.
Bên cạnh đó, đối với người tiểu đường, chỉ một tổn thương rất nhỏ nhưng có thể dẫn tới nguy cơ lớn, vết thương lan rộng, hoại tử. Nguyên nhân là do bệnh nhân có đường huyết cao, kèm theo các bệnh nền khác làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nặng và điều trị khó đáp ứng. Với bệnh nhân tiểu đường, giống như một vòng luẩn quẩn, tình trạng nhiễm trùng làm đường huyết tăng cao, khó kiểm soát và ngược lại, khi đường huyết tăng cao lại làm cho vết thương càng khó lành và lâu phục hồi hơn.
Do đó, bác sĩ Thiện khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không tự ý sử dụng các biện pháp sưởi ấm trong mùa đông mà không có sự kiểm tra, giám sát của người thân. Bởi, chỉ một sơ suất nhỏ, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể gánh chịu hậu quả bỏng rất nặng nề. Nếu không may xảy ra tai nạn bỏng, gia đình cũng cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị kịp thời. Không sử dụng các biện pháp đắp lá, thuốc nam để điều trị khiến tình trạng nhiễm trùng càng nặng nề hơn. Nếu vết thương không được điều trị kịp thời, hoại tử lan rộng, bệnh nhân có thể phải cắt cụt chân tay và thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng.
Theo PN TP.HCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm